1.3 Nội dung tạo việc làm
1.3.5 Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm
Vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm (gọi là Quỹ cho vay giải quyết việc làm) được dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Mục đích của cho vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đối tượng được vay vốn gồm: Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và các hộ gia đình. Các đối tượng thuộc diện vay vốn phải thực hiện các thủ tục vay vốn theo đúng quy định hiện hành đối với từng đối tượng và mức vốn vay, thời hạn hoàn trả.
Trong thời gian qua, việc sử dụng nguồn vốn này cũng chưa thực sự hiệu quả như dự kiến. Dự kiến ban đầu của quỹ quốc gia về giải quyết việc làm sẽ tạo điều kiện cho khoảng 1,7-1,8 triệu lao động tìm được việc làm nhưng sau 05 năm thực hiện thì chỉ mới có 1,3 triệu lao động tìm được việc làm thông qua vay vốn, chỉ đáp ứng được 76,5% so với yêu cầu đặt ra lúc ban đầu.m được việc làm thông qua quỹ, đạt 35%
mục tiêu trong năm. Với địa phương cấp huyện, việc quản lý và sử dụng vốn được thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc xây dựng dự án vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm khả thi, sử dụng vốn có hiệu quả. Giao chỉ tiêu vốn vay và giải quyết việc làm mới từ Quỹ quốc gia về việc làm cho các xã, thị trấn và ra quyết định phê duyệt các dự án được phân cấp, đảm bảo quy trình thẩm định các dự án chặt chẽ, đúng quy định.