Bài học học kinh của công tác việc làm cho người lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

1.7. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động

1.7.2 Bài học học kinh của công tác việc làm cho người lao động trên địa bàn

Thái Nguyên

 Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trên thế giới có khoảng trên 100 triệu người không có đủ việc làm để đảm bảo mức sống tối thiểu, trong đó phần lớn là các nước đang phát triển. Mặc dù được Tổ chức lao động quốc tế đánh giá Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên toàn cầu, tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, dân số đông, cơ cấu dân số đang trong độ tuổi lao động tăng nhanh, việc đáp ứng được nhu cầu việc làm đang ngày càng trở nên cấp thiết.

 Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi phía Bắc, có mật độ dân số cao, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đứng thứ ba trên toàn quốc, có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với các trọng điểm kinh tế phía Bắc và Thái Nguyên đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên phức tạp, có nhiều anh em đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí so với mặt bằng chung còn chưa cao, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, hàng năm có

hàng trăm nghìn lượt sinh viên ra trường nên áp lực của công tác tạo việc làm cho những người đang trong độ tuổi lao động ngày càng lớn.

 Ngoài ra, việc tạo việc làm còn nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn tỉnh, đồng thời, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội hiện đang có xu hướng gia tăng do hiện tượng thất nghiệp gây ra.

 Nhận thức được những điểm mạnh và hạn chế cũng như tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác tạo việc làm tại tỉnh, Thái Nguyên trong những năm gần đây đã cố gắng chuyển mình mạnh mẽ để cùng hòa nhịp với tiến trình hội nhập quốc tế, hòa nhịp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, tận dụng tốt những lợi thế so sánh để hội nhập, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong đó chú trọng đến công tác tạo việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động thông qua thành lập các đề án, các chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Thái Nguyên phát triển bền vững hơn.

Kết luận chương 1

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.

Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.

kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động.

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.

Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này

Công tác tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn qua; Các chủ trương chính sách đưa ra nhằm tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động.

Từ kinh nghiệm công tác tạo việc làm của một số tỉnh thì Tôi đã rút ra kinh nghiệm thực tế của việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ đó, cho thấy rằng cần hoàn thiện hơn nữa trong công tác tư vấn, công tác định hướng cho người lao động trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)