Đẩy mạnh chương trình cho vay vốn thông qua Quỹ Quốc gia về giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 115)

2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên

3.3 Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động tại tỉnh Thá

3.3.4 Đẩy mạnh chương trình cho vay vốn thông qua Quỹ Quốc gia về giả

việc làm

 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho nhân dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa, mục đích vay vốn theo chương trình giải quyết việc làm.

 Khuyến khích những doanh nhân có trình độ, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh vay vốn để sản xuất, trên cơ sở đó tạo mở thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

 Có chính sách ưu tiên về vay vốn giải quyết việc làm cho các huyện nghèo, đặc biệt là cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo mở thêm nhiều việc làm ổn định.

 Các huyện, thị xã cần tăng cường công tác hướng dẫn các chủ dự án, thực hiện giám sát thường xuyên để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả.

 Giảm thiểu thủ tục cho vay vốn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Lao động – Thương binh & Xã hội với Ngân hàng chính sách xã hội từ cấp tỉnh tới cấp huyện, thị xã trong việc kiểm tra, giám sát, nắm tìh hình triển khai cho vay vốn với đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động.

Bên cạnh những thuận lợi, khó khắn và thách thức trong tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thì bản thân tôi đã đề xuất một số giải pháp như sau:

- Giảm số lượng cung lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao dộng.

- Nhóm giải pháp tăng cầu lao động.

- Đẩy mạnh chương trình cho vay vốn thông qua quỹ quốc gia về giải quyết việc làm.

Các giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng tạo hiểu làm cũng như sự hiểu biết sâu rộng về công tác tạo việc làm cho người lao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Kết luận chương 3

Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác tạo việc làm trên địa bàn tỉnh, và qua những định hướng, phương hướng và mục tiêu tạo việc làm bản thân Tôi căn cứ vào những điều trên đã đưa ra những đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho người lao trên địa bàn tỉnh

Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể là: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp. Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.

Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghè Chè sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều

kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.

Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.

Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa ... cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Bảy là, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố cũng phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cũng cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu

vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.

Trong những giải pháp trên, bên cạnh những phương hướng mục tiêu của toàn tỉnh, đẩy mạnh nguồn lao động tăng về cả chất lượng và số lượng, cần hơn những chính sách hộ trợ người lao động, tư vẫn định hướng cụ thể, mở rộng hơn các hội trợ việc làm của tỉnh…từ đó nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

KẾT LUẬN

1 Kết luận

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn. Thái nguyên cũng có rất nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Và Thái nguyên cũng là tỉnh có khả năng đào tạo phát triển nguồn nhân lực đứng thứ ba trên cả nước. Với những khả năng đó tỉnh Thái Nguyên có nhiều lợi thế trong công tác tạo việc làm cho người lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2012 - 2014 đã có những tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở chỗ: số chỗ việc làm mới được tạo ra ngày càng tăng; tỷ lệ thất nghiệp giảm; chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo là “Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hóa, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao”. Tuy nhiên đối với một tỉnh thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ như Thái Nguyên thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề này không phải một sớm một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, cùng sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương để tháo gỡ dần khó khăn về KT – XH của tỉnh.

Để giải quyết tốt vấn đề việc làm và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần phải tiếp tục nghiên cứu, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách phát triển KT – XH gắn chặt với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động. Trên cơ sở đó ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Ngoài ra, còn phải chú trọng đến các giải pháp cụ thể như: đầu tư cho giáo dục – nhất là đào tạo nghề; phát triển dịch vụ việc làm; tăng cường xuất khẩu lao động; hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn, huy động các nguồn lực tài chính cho tạo việc làm. Từng bước hoàn thiện cơ chế phối hợp và phân công rõ nội dung, quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện chương trình việc làm.

2 Kiến nghị

* Đối với Đảng và chính quyền địa phương

 Tăng cường tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về dạy nghề và việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư và có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

 UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để thành lập Quỹ việc làm tại địa phương

* Đối với Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

 Xây dựng các nghị quyết, chương trình về lao động đồng thời có sự hướng dẫn cụ thể, sát sao.

 Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm; Tổ chức giao dịch việc làm tại sàn giao dịch việc làm 1 phiên/tuần.

 Thành lập Quỹ việc làm địa phương để có thể chủ động và bổ sung thêm nguồn

vốn cho vay giải quyết việc làm.

 Thực hiện tốt hoạt động giám sát, đánh giá để có cơ sở hoạch định cho Đề án Đào tạo nghề và Giải quyết việc làm giai đoạn tiếp theo.

 Có chính sách khen thưởng hợp lý đối với các các nhân, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đi đầu trong công tác giải quyết việc làm và tạo mở việc làm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, “Bộ luật lao động, NXB Lao động – Xã

hội, Hà Nội (2012)

[2] Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, “Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014”.

[3] Hướng dẫn liên ngành số 339/HDLN-SLĐTBXH-STC ngày 14/3/2012 về việc thực

hiện cơ chế Hỗ trợ kinh phí đào tạo giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo XKLĐ các cấp.

[4] PGS.TS Nguyễn Tiệp, “Giáo trình thị trường lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội (2007)

[5] Báo cáo Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 - 2010 và triển khai thực hiện đề án giải quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 -2015, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

[6] Báo cáo tình hình công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2012 – 2014, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

[7] “Đề án Đào tạo nghề và Giải Quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

[8] Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 về công tác lao động, người có công và xã hội, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

[9] Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011-2015, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 115)