Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 97)

2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên

3.3 Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động tại tỉnh Thá

3.3.1 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động vẫn là những kênh chính để tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu mỗi năm đưa khoảng 2000 - 2500 lao động đi xuất khẩu thì các cấp chính quyền cần thực hiện các giải pháp sau:

Chỉ đạo thống nhất và cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động ở các địa phương (từ 3 nguồn: Ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và người đi XKLĐ) tạo điều kiện cho BCĐ XKLĐ chi cho các hoạt động tuyên truyền, tìm kiếm khảo sát thị trường, đào tạo, tạo nguồn, thanh kiểm tra và hỗ trợ chi phí ban đầu và giải quyết rủi ro cho người đi XKLĐ. Quỹ này được thành lập sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp gắn bó, có trách nhiệm hơn với các địa phương, hạn chế được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và tiêu cực trong công tác XKLĐ ở các địa phương, cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp XKLĐ, đặc biệt là các chi nhánh, trung tâm trực thuộc doanh nghiệp. Thường xuyên có thông báo với Sở Lao động – Thương binh &Xã hội các tỉnh về thị trường lao động nước ngoài, danh sách các doanh nghiệp được đưa lao động vào các thị trường mới. Công bố thường xuyên, kịp thời danh sách các doanh nghiệp bị đình chỉ, thu hồi giấy phép.

Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức cho vay vốn đi XKLĐ (như cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm,…). Ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trong công tác vay vốn ngân hàng đi XKLĐ như: nâng mức vay không phải thể chấp ở các ngân hàng lên 50 triệu VND, cho vay bằng hình thức tín chấp, ...

Ban hành quy định về các giải pháp chống trốn, xử lý nghiêm khắc đối với những lao động bỏ trốn ra ngoài. Đồng thời ký kết các hiệp định, quy định giữa Chính phủ Việt Nam với các nước tiếp nhận lao động nhằm, hạn chế, ngăn chặn và xử lý kịp thời những lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.

b) Về phía Tỉnh uỷ, UBND tỉnh:

Chỉ đạo tổng kết, kiểm điểm quá trình triển khai Chỉ thị số 41-CT/TW của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo quản lý, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể. Cấp uỷ địa phương các cấp đều phải ban hành Nghị quyết hoặc Chỉ thị về công tác xuất khẩu lao động trong thời gian tới của địa phương mình.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, gắn đào tạo nghề với XKLĐ để nâng cao hiệu quả của công tác XKLĐ.

Trích ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để tăng mức vay cho người lao động thuộc diện chính sách, người nghèo lên 40 triệu đồng để giảm khó khăn đối với lao động thuộc diện chính sách, người nghèo. Thành lập Quỹ hỗ trợ XKLĐ từ ngân sách địa phương để chi cho các hoạt động tuyên truyền, tìm kiếm khảo sát thị trường, đào tạo, tạo nguồn, thanh kiểm tra và đặc biệt là để hỗ trợ chi phí ban đầu và giải quyết rủi ro cho người đi XKLĐ.

Thực hiện một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp XKLĐ như các hình thức khen thưởng đối với doanh nghiệp đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, tỷ lệ rủi ro thấp (dưới 4%), thực hiện tốt các quy định của pháp luật và của tỉnh.

Đầu tư kinh phí phù hợp để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác xuất khẩu lao động tới mọi người dân để thực hiện mục tiêu hoàn thành mỗi năm đưa được 2.000 đến 2.500 người lao động ra nước ngoài làm việc trong giai đoạn 2012 - 2015.

c) Về phía Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

* Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Thái Nguyên

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho trung tâm.

Tuyên truyền để người dân cũng như người lao động hiểu rõ về vai trò, chức năng của trung tâm, để có thể đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại trung tâm; đối với đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm cần phải được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ như Luật lao động, các văn bản có liên quan; Đối với đội ngũ giảng viên dạy nghề cần phải bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ chuyên môn,

phải có tay nghề thực hành cao và thường xuyên được cập nhật và tiếp cận những công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường và của học viên.

Tăng cường hệ thống thông tin thị trường lao động

Thu thập thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ làm cơ sở chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Đa dạng hóa thông tin thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia.

Yêu cầu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo, thống kê tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động, tình hình thực hiện các chính sách đối với người lao động.

Các thông tin về thị trường lao động cần được công bố công khai, rõ ràng, thường xuyên cập nhật để mọi người lao động, mọi cơ sở sử dụng lao động biết.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm và Ban chỉ đạo XKLĐ của tỉnh.

Tăng cường hơn nữa các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác việc làm trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền cho các cấp chính quyền, cho nhân dân thấy rõ được yêu cầu cấp bách và ý nghĩa của công tác tạo việc làm.

Thường xuyên nắm bắt thông tin, phối hợp chạt chẽ với Bộ lao động – Thương binh & Xã hội, Cục quản lý lao động ngoài nước để nắm bắt thông tin tình hình chính sách của Nhà nước về XKLĐ từ đó có những quyết định, định hướng kịp thời.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách để làm tốt nhiệm vụ của mình.

động việc làm từ tỉnh đến huyện xã để các cấp có cơ sở trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm cho lao động phù hợp trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)