2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên
2.2 Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Thái Nguyên
2.2.5 Đánh giá công tác tạo việc là mở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-
2.2.5.1 Tạo việc làm qua dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm a) Ưu điểm
Chương trình cho vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động trên địa bàn, giúp cho người lao động có thêm nguồn vốn vừa để phát triển sản xuất kinh doanh tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo,vừa góp phần giảm số người thất nghiệp trong khu vực thành thị và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Quỹ Quốc gia về việc làm đã giúp các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vốn kinh doanh và chủ động tạo việc làm tại chỗ. Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ mở rộng quy mô sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.
Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần đáng kể làm thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm, khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới, góp phần tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tạo việc làm để từng bước ổn định cuộc sống. Các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả như Dự án mở rộng nhà xưởng sản xuất của chủ dự án Nguyễn Bắc (tổ 02, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên); Dự án cải tạo đóng mới thùng bệ ô tô của chủ dự án Phạm Huy Hoàng (Xóm Đồi chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương); Dự án cải tạo nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị của chủ dự án Phạm Văn Long (tổ 3, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ).
Chương trình Quỹ Quốc gia cho vay GQVL được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền trong quá trình triển khai thực hiện.
Công tác triển khai thực hiện chương trình đã được tuyên truyền phổ biến.
Hệ thống văn bản hướng dẫn về thủ tục vay vốn được cụ thể hóa, có cán bộ hướng dẫn chi tiết và được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
b) Hạn chế
+ Việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, chất lượng việc làm chưa cao, mặc dù kết quả giải quyết việc làm vượt kế hoạch đề ra nhưng chưa tạo việc làm bền vững cho người lao động, một số chỉ tiêu không đạt như: tạo việc làm thông qua cho vay vốn hỗ trợ việc làm chỉ đạt bình quân 1.850 người/năm so với mục tiêu 2.750 người/năm.
+ Hiệu quả sử dụng vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm chưa cao; kết quả giải quyết việc làm không đạt kế hoạch, (các dự án cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng được vay vốn là các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp...) Việc bổ sung nguồn vốn hàng năm chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm cũng như việc giải ngân.
+ Do nguồn vốn bổ sung mới hàng năm thấp, thậm chí không bố trí từ năm 2013 đến nay nên ảnh hưởng đến việc phân bổ vốn cho các địa phương cũng như tiến độ giải ngân, đặc biệt là các tháng đầu năm.
+ Hoạt động cho vay vốn tạo việc làm chưa thực sự hiệu quả, việc làm được tạo ra chưa thật sự bền vững vì giá cả tăng cao, suất đầu tư cho vay để tạo ra một chỗ làm việc mới thấp, ít được điều chỉnh khi có biến động giá cả của thị trường (mức cho vay tối đa 20.000.000đ/một chỗ làm việc mới đã được thực hiện qua nhiều năm). + Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm nhiều đến công tác giải ngân và bảo toàn vốn mà chưa quan tâm nhiều đến mục tiêu về việc làm và các chính sách ưu đãi đối với các dự án mới khởi nghiệp, dự án thu hút nhiều lao động với xuất đầu tư cho một vị trí làm việc thấp.
+ Việc sử dụng nguồn vốn chưa sát với định hướng kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương hàng năm.
+ Việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn và hiệu quả kinh tế của các dự án chưa được quan tâm thường xuyên, qua kiểm tra một số dự án, khi triển khai thực hiện kém hiệu quả kinh tế, không thu hút được lao động dẫn đến nhiều dự án nợ quá hạn.
+ Việc phối hợp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội các cấp còn chưa kịp thời, đầy đủ gây khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Nguyên nhân của hạn chế
+ Cán bộ tư vấn chưa thực sự làm tốt công tác tư vấn, tuyên truyền cho người dân + Cán bộ thực hiện chương trình tại một số đơn vị và địa phương còn chưa nắm vững chính sách nên hiệu quả triển khai còn chưa cao.
+ Đối tượng vay vốn nói chung và hộ, nhóm gia đình nói riêng là người lao động phông chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn thấp, lại không được sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất do vậy hiệu quả thực hiện dự án chưa cao, số lao động được tạo việc làm thu nhập bấp bênh và không ổn định.
+ Thời hạn cho vay của chương trình ngắn, đồng thời các dự án chủ yếu là trồng cây hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm … phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó hiệu quả của dự án chưa cao.
+ Các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện chính sách thường chậm, thiếu đồng bộ và ít được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Cấp uỷ và Chính quyền các cấp, nhất là cấp xã, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa bàn.
2.2.5.2 Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng a) Ưu điểm
họ có công việc ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, có thu nhập khá, tích lũy được vốn gửi về cho gia đình, trên cơ sở đó tăng thu nhập của gia đình, nhất là đối với các đối tượng chính sách, từ đó giúp xóa đói giảm nghèo.
+ Từ nguồn vốn có được từ XKLĐ, đời sống nhiều gia đình được cải thiện đáng kể. Nhiều người đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình và tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, đóng góp một phần đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, (điển hình như chị Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty cổ phần Chè Vạn Tài - xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, từ một lao động đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, với nguồn vốn tích lũy và kinh nghiệm học hỏi được sau khi hoàn thành hợp đồng về nước chị đã đầu tư mở dây chuyền sản xuất, chế biến chè xuất khẩu, Công ty của chị đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 50 lao động).
+ Thông qua tuyên truyền, vận động cũng như chính kinh nghiệm của những người lao động đã từng tham gia XKLĐ, bước đầu đã thay đổi nhận thức của người dân, người lao động về việc đi lao động tại nước ngoài.
Nguyên nhân ưu điểm
+ Công tác XKLĐ của tỉnh được các cấp chính quyền và cơ quan, ban ngành quan tâm, chỉ đạo. Trong nhiều năm thực hiện công tác xuất khẩu lao động, tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản ban hành được đầy đủ các loại văn bản để cụ thể hoá các chủ trương về công tác xuất khẩu lao động. Các chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động cũng được cụ thể hoá bởi các đề án xuất khẩu trong các giai đoạn 2005 - 2010; 2010 - 2015và 2015 – 2020.
+ Mô hình liên kết giữa địa phương và các doanh nghiệp XKLĐ đã giúp tăng cường công tác quản lý hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn, góp phần ngăn ngừa các hiện tượng người lao động phải thông qua trung gian, giúp các doanh nghiệp tuyển chọn được lao động phù hợp với thị trường. Chính nhờ sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền nên Thái Nguyên cũng đã tạo ra những chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý Nhà nước, được doanh nghiệp và người lao động đánh giá cao.
+ Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng lao động, tăng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp tuyển lao động tại tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài, chủ động hợp tác, đặt hàng các cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trường, trung tâm đào tạo để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ cho người lao động. Qua đó, góp phần nâng cao số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài.
+ Các thủ tục hành chính liên quan đến công tác xuất khẩu lao động đều được niêm yết công khai và thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Hạn chế
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng... từ Dự án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề chưa kịp thời (chưa có thông tư hướng dẫn) và chưa phù hợp với thực tiễn (hướng dẫn 1083/QLLĐNN-KHTC của Cục Quản lý lao động ngoài nước). Mặc dù, chính sách hỗ trợ này rất cần thiết cho người dân nhưng từ năm 2012 đến nay, nguồn kinh phí từ dự án này vẫn chưa giải ngân được.
+ Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, giáo dục định hướng của tỉnh cho lao động xuất khẩu có ý nghĩa nhất định với người đi XKLĐ, tuy nhiên với mức hỗ trợ thấp, cơ chế chặt chẽ nên người lao động ít quan tâm đến chính sách này của đề án XKLĐ của tỉnh khi tham gia xuất khẩu (số người nhận hỗ trợ theo đề án chiếm khoảng 20% số lao động đã xuất cảnh).
+ Chưa có chính sách, biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi họ trở về nước.
+ Người có nhu cầu đi XKLĐ đa số là người thuộc hộ nghèo, ở vùng nông thôn, miền núi, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề, ngoại ngữ chưa có, chưa tự giác học nghề, học ngoại ngữ để đủ điều kiện đi XKLĐ ở những thị trường mà đơn hàng có thu nhập cao; tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế.
+ Trình độ hiểu biết của người lao động còn hạn chế, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ tuyển dụng nên việc giải quyết các rủi ro với người lao động trên địa bàn tỉnh còn chậm (Trường hợp chị Trần Thị Nhung – xóm 6, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương bị chết tại Malaysia, sau 6 tháng mới đưa được di hài về đến Việt Nam).
+ Đến 80% doanh nghiệp XKLĐ chưa ký cam kết với người lao động về thời gian xuất cảnh theo quy định, một số doanh nghiệp còn để người lao động phải chờ đợi quá lâu mà không thông báo rõ lý do.
+ Việc thực hiện chế độ báo cáo tình hình XKLĐ của một số doanh nghiệp chưa tốt nên đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về XKLĐ tại địa phương. Một số đơn vị tham gia tuyển lao động tại địa phương nhưng không thực hiện báo cáo
* Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan
+ Thị trường tiếp nhận lao động: Có một số thị trường tạm dừng việc tiếp nhận lao động Việt Nam như: lao động giúp việc gia đình tại Đài Loan; thị trường Séc, Quatar,… nên đã ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, gia đình họ nói riêng và phong trào xuất khẩu lao động của tỉnh nói chung.
+ Công tác thông tin tuyên tuyền, phổ biến pháp luật tuy đã được thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng vẫn chưa đến được mọi người dân. Nhiều người lao động do chưa nắm được các quy định của pháp luật, chưa có đủ thông tin về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp nên vẫn còn gặp khó khăn trong việc đăng ký đi làm việc ở nước ngoài; Chưa khắc phục kịp thời các thông tin thiếu đầy đủ, thiếu chính xác và thiếu khách quan gây ảnh hưởng đến tâm lý người lao động và nhân dân về công tác XKLĐ.
+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới (2008 - 2009) dẫn đến việc cắt giảm lao động của các nhà máy xí nghiệp tại một số thị trường truyền thống, nhận nhiều lao động như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga…
+ Số lao động bị về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế (đặc biệt là vụ việc người lao động làm việc tại Liên bang Nga bị về nước trước hạn với số lượng lớn 243 người), đã có những thông tin không trung thực về thị trường lao động và việc thông tin tuyên truyền một chiều thiếu đầy đủ qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ những vụ việc điển hình đã gây tâm lý hoài nghi đến người muốn đi XKLĐ, gia đình họ và ảnh hưởng công tác XKLĐ. Có trường hợp gia đình người lao động còn đến bắt đền, dọa nạt cán bộ xã, cán bộ huyện làm ảnh hưởng đến tư tưởng, lòng nhiệt tình của cán bộ địa phương.
+ Gần đây nhất do sự bất ổn chính trị tại Libya nên toàn bộ 179 người lao động phải về nước trước thời hạn gây khó khăn trước mắt cho người lao động và cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.
Nguyên nhân chủ quan
+ Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác XKLĐ. Mặc dù Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành chỉ thị về tăng cường công tác XKLĐ (Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 22/8/2003) nhưng việc kiểm điểm trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện Chỉ thị chưa được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc vì vậy trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa cao.
+ Ban chỉ đạo XKLĐ đều đã được thành lập và kiện toàn lại ở các cấp, có phân công trách nhiệm cho các thành viên, tuy nhiên hoạt động của các thành viên BCĐ chưa thống nhất, sự phối hợp chưa nhịp nhàng và chặt chẽ, đặc biệt là trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện như: vay vốn, giải quyết các tồn tại giữa doanh nghiệp XKLĐ và người lao động, nhiều thành viên BCĐ cấp huyện, xã còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp đến tuyển lao động …
+ Việc triển khai vay vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho người đi XKLĐ tại nhiều địa phương vẫn yêu cầuviệc thế chấp; đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội không nhiều, nguồn vốn còn hạn chế. Một số ngân hàng huyện còn gây khó khăn hoặc yêu cầu người lao động phải xuất cảnh thì
mới được vay vốn nên nhiều lao động đã hoàn tất thủ tục, có lịch xuất cảnh nhưng phải bỏ vì không vay được vốn.
+ Một số doanh nghiệp chưa thực sự gắn kết với địa phương, khi về tuyển lao động chưa thông báo cụ thể kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động với Sở Lao động - TB&XH và chính quyền địa các cấp theo quy định (như số lượng lao động cần tuyển, làm công việc gì, ở nước nào, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ và các khoản chi phí của người lao động…). Chưa cử cán bộ có đủ năng lực đến cơ sở để trực tiếp tư vấn, tuyển chọn lao động, cán bộ của nhiều doanh nghiệp chưa nhiệt tình, bám sát địa bàn để phối hợp với các xã tư vấn, tuyển lao động. Phần lớn doanh