2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Trong những năm qua, công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Giải quyết việc làm đã có nhiều chuyển biến tích cực, số việc làm mới được tạo ra tăng lên, số người được giải quyết việc làm cũng tăng cao.
Trong báo cáo của Sở Lao động - Thương binh & xã hội tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai đề án Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm giai đoạn 2014 - 2018 (thời điểm báo cáo là tháng 12 năm 2017) thì từ năm 2014 đến năm 2018 toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 93.840 lao động (đạt 98,77% mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn), trong đó: - Thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm là: 6.236 lao động;
- Xuất khẩu lao động là: 3.768/10.000 lao động (đạt 37.68%);
- GQVL thông qua các chương trình, dự án khác là: 60.533 người. Số việc làm mới được tạo ra ở khu vực thành thị khá cao và có xu hướng tăng lên. Tỷ
lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn đều giảm. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2010 là 4,24% giảm xuống còn 2,32% năm 2012; tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn năm 2010 là 1,67% giảm xuống còn 1,15% năm 2012.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần lên, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống trong cơ cấu GDP. Giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu kinh tế tương ứng là công nghiệp - xây dựng chiếm 45%; dịch vụ chiếm 38,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,5%
Năm 2012, tổng sản phẩm GDP đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
20,97%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%, khu vực dịch vụ chiếm 37,77%.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2005, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tỷ lệ lao động chiếm 72,31%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 11,65%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 16,3%. Năm 2010, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 67,88%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 15,08%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 17,05%. Năm 2012, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 62,05%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 18,86%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,09%.
Chất lượng lao động tăng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2001 là 15,7%, năm 2014 là 19,51% (tăng 3,81% so với năm 2001).
* Nguyên nhân thành công
Trong những năm qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước giảm nhưng Thái Nguyên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá (năm 2013 tốc độ tăng trưởng đạt 6,7%).
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối
hợp chặt chẽ của UBND các huyện, thành phố, thị xã, lãnh đạo các ngành, các tổ chức đoàn thể thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Nhận thức về việc làm đã có sự thay đổi căn bản đối với từng người dân, các ngành, các cấp. Đã khơi dậy được tiềm năng của các ngành, các địa phương, các cơ sở và người dân trong việc giải quyết việc làm, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả trong tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động. Có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh những năm qua đã góp phần đưa người lao động về làm việc tại quê nhà.