Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 88)

2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên

2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân

a) Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tạo việc làm ở Thái Nguyên còn một số hạn chế như sau:

1/ Quy mô việc làm có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển Công nghiệp – Xây dựng, dịch vụ, trong những năm qua mặc dù kinh tế của tỉnh có mức phát triển cao, số lượng việc làm tạo ra nhiều nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nếu khai thác tốt các lợi thế của tỉnh thì số lượng việc làm được tạo ra còn lớn hơn, giải quyết được nhiều việc làm hơn.

2/ Việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, chất lượng việc làm chưa cao, mặc dù kết quả giải quyết việc làm vượt kế hoạch đề ra nhưng chưa tạo việc làm bền vững cho người lao động, một số chỉ tiêu không đạt như: tạo việc làm thông qua cho vay vốn hỗ trợ việc làm chỉ đạt bình quân 1.850 người/năm so với mục tiêu 2.750 người/năm. Xuất khẩu lao động bình quân 1.235 người/năm so với mục tiêu 2.000 - 2.500 người/năm.

3/ Chất lượng lao động của lực lượng lao động Thái Nguyên có được nâng lên trong những năm gần đây nhưng nhìn chung chất lượng lao động vẫn chưa cao, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa phù hợp, thiếu thợ lành nghề, kĩ sư, cán bộ kỹ thuật… Tình trạng

thừa thầy thiếu thợ vẫn diễn ra. Đặc biệt có sự chênh lệch lớn về trình độ chuyên môn kỹ thuật và lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Lao động nông thôn phần lớn là sản xuất theo kinh nghiệm, đây sẽ là những khó khăn cho khu vực noogn thôn trong giai đoạn phát triển CNH – HĐH dưới tác động ngày càng tăng của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập.

4/ Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nông – lâm – nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, diễn ra còn chậm và chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. lao động ở khu vực nông thôn hiện vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn,

5/ Hiệu quả sử dụng vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm chưa cao; kết quả giải quyết việc làm không đạt kế hoạch, (các dự án cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng được vay vốn là các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp...) Việc bổ sung nguồn vốn hàng năm chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm cũng như việc giải ngân.

b) Nguyên nhân của các hạn chế

1/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt mức khá trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chứa đựng những yếu tố chưa vững chắc, đầu tư toàn tỉnh tuy có tăng nhưng cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, sử dụng vốn đầu tư còn lãng phí, dàn trải, thiếu hiệu quả và thất thoát nhiều, nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được khai thác và đầu tư sản xuất, dịch vụ để tạo mở việc làm mà còn đọng trong việc buôn bán bất động sản, cất giữ dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ….., chưa có sự đầu tư đúng mức cho khu vực nông thôn.

2/ Công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH – HĐH, chưa thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mạng lưới dạy nghề của tỉnh chưa đảm bảo về quy mô, chủng loại ngành nghề đào tạo và tiêu chuẩn trường, cơ sở đào tạo.

3/ Thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn chưa phát triển. Trong tổng số người đang làm việc, chỉ có 106 ngàn người (khoảng 16,8% tổng số) tham gia thị trường lao động (là những người làm công ăn lương, thường tham gia ký kết Hợp đồng lao động). Phần lớn người tham gia thị trường lao động tập trung ở khu vực nhà nước và ở đô thị (trong tổng số người tham gia thị trường lao động thì khu vực nhà nước chiếm 62,3%, còn khu vực tư nhân chiếm 37,7%; khu vực đô thị chiếm 60,4%, còn khu vực nông thôn chiếm 39,6%). Trong tổng số người tham gia thị trường lao động, nam chiếm 49,72%, nữ chiếm 50,28%.

4/ Việc ban hành và thực hiện các chính sách nhằm thu hút, tạo việc làm cho người lao động còn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều vướng mắc như chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm, XKLĐ và đặc biệt việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm còn gặp

nhiều khó khăn.Các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện chính sách thường chậm, thiếu đồng bộ và ít được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn.

5/ Cấp uỷ và Chính quyền các cấp, nhất là cấp xã, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa bàn.

6/ Chưa có giải pháp tổng thể và hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động các vùng mất đất, các vùng đô thị hóa, cho lao động đi XKLĐ trở về địa phương, chưa có giải pháp giải quyết những vấn đề phát sinh tại các khu công nghiệp tập trung và các vùng đô thị hóa./

Kết luận chương 2

Vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc.

Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế. Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.

nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.

Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”...

Từ những hạn chế và thực trạng còn tồn tại từ những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội, và từ những thực trạng cung, cầu lao động của địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đã đạt được Giải quyết việc làm đã có nhiều chuyển biến tích cực, số việc làm mới được tạo ra tăng lên, số người được giải quyết việc làm cũng tăng cao. Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế sau: tốc độ tăng trưởng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu chưa đồng đều, nhận thức về chuyển biến nghề nghiệp còn hạn chế, các chính sách ban hành chưa thực sự thu hút, các cấp ủy cần thực sự quan tâm hơn nữa trong công tác tao việc làm và tư vấn định hướng cho người dân.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 88)