1.5.1 Số lượng, chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo
Đây là yếu tố thuộc về cung lao động, chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo đóng vai trò quyết định đối với tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của một quốc gia cao hay thấp. Số lượng lao động càng lớn thì áp lực giải quyết việc làm càng lớn. Ngược lại, nếu một quốc gia giảm dần được tốc độ tăng dân số quy mô lực lượng lao động sẽ biến đổi với tốc độ chậm dần, số lao động dư thừa trong nền kinh tế sẽ ít đi, khi đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống.
Chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo sẽ quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà cụ thể là các đơn vị kinh tế sử dụng lao động, do vậy cần xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý với chất lượng cao.
1.5.2 Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Nhân tố này phụ thuộc vào việc tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ( như FDI, ODA…) và sự phát triển của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ cũng góp phần làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong xã hội.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành, điều đó sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu việc làm. Do vậy cần phải nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời với việc đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề về lao động việc làm.
1.5.3 Sự ổn định kinh tế chính trị
Sự ổn định về kinh tế chính trị là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tạo mở việc làm. Khi nền kinh tế có sự biến động cũng có những tác động đến việc làm
1.5.4 Sự dịch chuyển lao động
Các dòng di chuyển lao động bao gồm sự di chuyển lao động từ vùng này sang
vùng khác, từ ngành này sang ngành khác, giữa các thành phần kinh tế và từ nước này sang nước khác.
Có nhiều lý do khác nhau để xuất hiện hiện tượng này ( như tìm việc làm có thu nhập cao hơn, định cư….) người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ vùng đồng bằng đông dân lên vùng trung du, miền núi; từ vùng kém phát triển này sang một vùng khác phát triển hơn. Nhìn chung sự di chuyển lao động giữa các vùng sẽ làm giảm sức ép về việc làm của một số vùng nhưng lại có thể gây ra tình trạng quá tải về số lượng lao động ở các vùng khác. Tuy nhiên nó cũng có tác dụng tích cực nâng cao thu nhập, giải quyết tình trạng thiếu việc làm của người nông dân và các vùng nghèo, việc di cư đến các vùng thưa dân như miền núi, tung du sẽ góp phần giảm bớt tình trạng dư thừa lao động tại các vùng đồng bằng.
Sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế hoặc từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện phân bố hợp lý lực lượng lao động trong từng ngành, từng khu vực, nhờ đó giảm bớt được số lượng lao động dôi dư.
Sự di chuyển lao động ra khỏi lãnh thổ Quốc gia dưới dạng xuất khẩu lao động hoặc xuất cảnh cũng góp phần điều chỉh và làm giảm bớt sức ép về việc làm trong nước. Đây là biện pháp mà các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam đã và đang thực hiện.
1.5.5 Cơ chế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội
Là các chủ trương, biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm phát triển kinh tế xã hội. Yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với vấn đề lao động việc làm. Do vậy, khi ban hành các cơ chế chính sách mới, Nhà nước cần nghiên cứu, phân tích đánh giá ảnh hưởng của chúng đến vấn đề lao động việc làm, từ đó điều chỉnh kịp thời nhằm duy trì và đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu giải quyết việc làm của đất nước.
Hỗ trợ cộng đồng bao gồm sự tham gia giải quyết việc làm của cá đoàn thể quần chúng, sự tương trợ lẫn nhau về thông tin, vốn, kỹ thuật để tạo mở và giải quyết việc làm trong xã hội.
Dịch vụ việc làm là hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối với người lao động. Nó thường được thực hiện qua các trung tâm việc làm. Nhờ các hoạt động này, người sử dụng lao động cũng được cung cấp dịch vụ cần thiết theo hợp đồng.
Đây là các nhân tố tích cự đóng vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm của quốc gia.
1.5.7 Trợ giúp quốc tế và giải quyết việc làm
Các quốc gia nhất là các nước đang phát triển thường nhận được các khoản trợ cấp quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề lao động việc làm. Một số nước phát triển còn cung cấp các khoản hỗ trợ song phương đối với lao động nước ngoài từng sinh sống và làm việc tại các quốc gia đó nhưng hết hạn hợp đồng hoặc phải trở về do có lý do về kinh tế hay chính trị, sự trợ giúp này là rất cần thiết trong công tác giải quyết việc làm.
1.6 Một số học thuyết kinh tế về giải quyết việc làm