Giải pháp tăng chất lượng cung lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 100)

2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên

3.3 Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động tại tỉnh Thá

3.3.2 Giải pháp tăng chất lượng cung lao động

a) Biện pháp trước mắt

- Ổn định và phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo.

+ Thực hiện việc rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại chỗ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở tại các làng nghề..). + Nâng cao cơ sở vật chất và nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập tại các huyện, thị xã.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề tư thục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý.

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cơ cấu nghề đào tạo.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, nông dân giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b) Biện pháp lâu dài

+ Tăng cường cơ sở vật chất, đồng bộ hoá, chuẩn hoá theo hướng hiện đại mạng lưới giáo dục để tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và chất lượng giáo dục làm cơ sở vững chắc cho phát triển đào tạo nhân lực

Xây dựng hệ thống giáo dục-đào tạo đồng bộ theo hướng hiện đại hoá để Thái Nguyên trở thành trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao của vùng Trung du- Miền núi Bắc Bộ, góp phần quyết định vào việc thực hiện những mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực của tỉnh và của vùng Trung du-Miền núi Bắc Bộ (về cấp trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo). Phấn đấu đảm bảo đủ cơ sở giáo dục và đào tạo để hầu hết thanh niên của tỉnh và các tỉnh trong vùng sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề.

- Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao trình độ chuyên môn, sư phạm của đội ngũ giáo viên để thực hiện được các chương trình và phương pháp giảng dạy mới theo lộ trình đổi mới giáo dục - đào tạo chung của cả nước.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng những phương pháp dạy học tiên tiến theo lộ trình cải cách giáo dục chung của cả nước để nâng cao toàn diện chất lượng dạy và học, đảm bảo trình độ giáo dục - đào tạo của tỉnh tiếp cận trình độ chung của cả nước.

- Thực hiện các chương trình mục tiêu về giáo dục - đào tạo đối với các nhóm đối tượng đặc thù gồm đồng bào các dân tộc thiểu số, thanh niên vùng nông thôn, người tàn tật, nhóm dân cư nghèo…

- Xây dựng và phát triển 3-5 trường dạy nghề chất lượng cao (trong đó có 3-4 Trường cao đẳng nghề) để đào tạo công nhân kỹ thuật trình đô cao cho các ngành chủ đạo của tỉnh : khai khoáng, luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch... Khuyến khích phát triển đào tạo nghề trong các doanh nghiệp.

- Thực hiện chuẩn hoá các điều kiện về cơ sở vật chất-kỹ thuật của các cơ sở đào tạo các cấp đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế và hội nhập quốc tế.

- Thực hiện nghiêm và thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá tình trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị... của các cơ sở đào tạo nhân lực căn cứ và đối chiếu với yêu cầu về chuẩn mực của Nhà nước.

- Xây dựng, mở rộng và hiện đại hoá các cơ sở dạy nghề.

c) Giải pháp tăng cường thể lực cho người lao động

Nâng cao chất lượng cung lao động ngoài việc dạy nghề cần chú trọng vấn đề nâng cao sức khỏe cho người lao động.

- Để đảm bảo chất lượng về mặt thể lực cho nguồn nhân lực trong tương lai, chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt chương trình bảo vệ sức khỏe phụ nữ, phòng chống suy dinh dưỡng theo hướng ngăn ngừa cần được tiếp tục đầu tư và đặc biệt chú ý đến các vùng miền núi, vùng ssau vùng xa để giảm dần sự cách biệt biệt giữa các vùng; Các chương trình tuyên truyền giáo dục cần được tăng cường để ngăn chặn từ xa các tệ nạ ma túy, đặc biệt là đối với đối tượng thanh thiếu niên. - Quan tâm đầu tư hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế theo hướng đồng bộ, ưu tiên cho bệnh viên đa khoa, trung tâm y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và các bệnh viên khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh môi trường sinh hoạt, môi trường lao động, đảm bảo nhu cầu về nước sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không ngừng kiểm tra giám sát hoạt động cũng như có kế hoạch nâng cấp các cơ sở y tế đã có, đảm bảo có nhân viên y tế trực thường xuyên.

- Vận động nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, tạo điều kiện kiện nâng cao thể lực và đảm bảo môi trường lao động an toàn cho người lao động, khuyến khích tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)