Mô hình về việc làm của Michael P Todaro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

- Phát triển công nghiệp để giải quyết công ăn việc làm dư thừa. Trong quốn: Kinh tế học cho thế giới thứ ba của Michael P. Todaro do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1998 có đưa ra vấn đề nghiên cứu về việc làm có thể tóm tắt như sau: Khoảng cách giữa mức tăng sản lượng công nghiệp và công ăn việc làm. Nhiều nước đang phát triển sau khi dành đươc độc lập chọn chính sách phát triển mạnh công nghiệp nhằm hy vọng đạt được trình độ cao về kinh tế và thu hút được lao động dư thừa trong cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, thực tế đã không được như mong muốn đó, tình trạng thất nghiệp, thừa lao động vẫn diễn ra tràn lan. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với mức tăng về việc làm do nó tạo ra. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp từ 6% đến 10% thì số việc làm nó tạo ra chỉ tăng từ 1% đến 3%. Trong khi đó tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp của các nước đang phát triển thường chỉ chiếm khoảng 20% tổng lực lượng lao động xã hội. Như vậy, nếu tốc độ tăng của việc làm trong công nghiệp là 15% thì cũng chỉ thu hút được 3% tổng lao động xã hội (0,2 ´ 0,15 = 0,03). Điều đó là không thể thực hiện được, vì không thể đạt được mức tăng sản lượng công nghiệp đến mức nó có thể tạo ra mức tăng việc làm là 15%. Hơn nữa, hiện nay công nghiệp phát triển với trình độ khoa học và công nghệ cao, cần nhiều vốn, do vậy nhu cầu lao động ít và đòi hỏi lao động có tay nghề. Vì vậy, lao động nông thôn không có tay nghề không thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Trình độ phát triển cao của công nghiệp các nước phát triển cùng với chính sách bảo hộ sẽ là khó khăn cho phát triển công nghiệp với tốc độ cao của các nước đang phát triển. Hậu quả của chính sách phát triển công nghiệp tập trung nhằm giải quyết việc làm là lao động nông thôn di cư ra thành phố tìm việc ngày càng đông gây ra áp lực nhiều mặt cho thành thị, trong khi đó những lao động nông thôn ra thành thị tìm việc phần lớn là những người trẻ khoẻ và năng động. Vì vậy, sự ra đi của họ làm ảnh hưởng đến phát triển nông thôn. Kết quả là làm tăng cả thất nghiệp ở thành thị lẫn nông thôn.

Vấn đề này cho chúng ta thấy rằng, muốn giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng không chỉ mong chờ vào sự phát triển công nghiệp tập trung mà phải có các giải pháp tổng hợp nhằm tạo công ăn việc làm tại chỗ trong nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)