Kinh nghiệm công tác tạo việc làm một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

1.7. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động

1.7.1 Kinh nghiệm công tác tạo việc làm một số tỉnh

1.7.1.1 Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm này thể Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. Vùng trung du thể hiện chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thị xã Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.

Với lợi thế về địa bàn và giao thông thuận tiện, lại tiếp giáp với các vùng kinh tế lớn, Bắc Giang đã sử dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, thu hút, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội huyện, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo nhiều chỗ làm việc mới:

Kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Bắc Giang là:

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong ngành công nghiêp – xây dựng và dịch vụ.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo ra được nhiều việc làm tại chỗ.

- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề dịch vụ để thu hút lực lượng lao động có chất lượng.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

- Thúc đẩy xuất khẩu lao động thông qua chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn để đi XKLĐ, hoặc chính sách hỗ trợ khi NLĐ đi XKLĐ trở về nước. Bên cạnh đó, trên cơ sở chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm, gắn tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động như: tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiêp và dịch vụ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư . Khuyến khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người.

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với phát triển thị trường lao động. Đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để công tác tạo việc làm đạt hiệu quả cao thì các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần phải xác định tạo việc làm là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

1.7.1.2 Kinh nghiệm tạo việc làm ở tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc

Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh, Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước. Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu về nhân lực tại tỉnh Bắc Ninh, cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:

- Một là, giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nhập cư. Cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh như: hỗ trợ người học nghề, tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, đi xuất

khẩu lao động; thực hiện cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo trong tất cả các cấp, nhất là các trường dạy nghề; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao. Cần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, đào tạo phải đảm bảo đầu ra có địa chỉ để học viên khi ra trường tìm được việc làm ngay mà các cơ sở sản xuất không phải đào tạo lại. Cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho người lao động để chủ động hơn trong quá trình hội nhập. Công tác dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động phải chính xác, khoa học, định hướng tốt để giúp các trường đại học, cao đẳng hoạch định chiến lược đào tạo. Tỉnh cần chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các khu công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hiện đại, ít thâm dụng lao động.

- Hai là, xây dựng một thị trường lao động chất lượng cao để đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa. Bắc Ninh đang hướng đến thu hút các ngành kỹ thuật cao, do đó phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để hàng năm tuyển chọn những sinh viên ưu tú cử đi nước ngoài đào tạo với cam kết quay về phục vụ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện tích cực, nhất quán các chính sách khuyến khích thu hút tài năng, thu hút nhân tài. Muốn vậy, tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những người có trình độ cao, nhất là đội ngũ trí thức trẻ và những tài năng trẻ. Bên cạnh việc thu hút nguồn lực chất lượng cao trong nước, cần có chính sách thu hút và huy động đội ngũ trí thức Việt kiều và du học sinh về nước làm việc.

- Ba là, giảm thiểu mất cân bằng cung cầu lao động và nâng cao chất lượng đào tạo. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mọi yêu cầu của từng vị trí việc làm của doanh nghiệp, cùng với cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo cần đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề. Đẩy mạnh hình thức xã hội hóa giáo dục, huy động vốn đầu tư

trong nước và ngoài nước để xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao, đi đôi với việc đổi mới trang thiết bị dạy học.

- Bốn là, nâng cao thể lực, kỹ năng nhân lực. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực cho toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em; thực hiện các chương trình dinh dưỡng ngay tại cộng đồng. Tăng cường chế độ ăn uống giữa ca cho người lao động nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trong quá trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn. Hàng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng mềm cho người lao động phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao nhận thức về ý thức, tác phong, kỷ luật để người lao động tự phấn đấu, hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn lao động của doanh nghiệp, phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)