Nội dung tạo việc làm cho lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 66)

2. Khái quát 1 về tỉnh Thái Nguyên

2.2 Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Thái Nguyên

2.2.3 Nội dung tạo việc làm cho lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2.2.3 Nội dung tạo việc làm cho lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2017 2017

Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2017, căn cứ vào thực trạng lao động trên địa bàn tỉnh, các cấp lãnh đạo mà cơ quan quản lý trực tiếp là Sở Lao động – Thương binh & Xã hội đã xây dựng các đề án, chương trình việc làm, tích cực đưa vào thực hiện và thu được nhiều kết quả khả quan, làm giảm sức ép của xã hội về lao động việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống cho đại đa số nhân dân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển thắng lợi của tỉnh Thái Nguyên.

Tại Thái Nguyên, Ban lãnh đạo tỉnh và các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng chương trình giải quyết việc làm thành hai giai đoạn là:

Chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015 (đã hoàn thành) và đạt được kết quả khả quan.

Chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2020 bao gồm ba dự án về tạo việc làm bao gồm:

 Dự án vay vốn giải quyết việc làm.

 Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

Chương trình đã đi vào hoạt động được 3 năm và cũng thu được một số thành quả như sau: Trong 3 năm 2015 - 2018, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 69.294 lao động (đạt 92,39% mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn), trong đó:

- Thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm là: 6.236 lao động; - Xuất khẩu lao động là: 3.768/10.000 lao động (đạt 37.68%); - GQVL thông qua các chương trình, dự án khác là: 60.533 người.

2.2.3.1 Tạo việc làm qua dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia việc làm

Quỹ Quốc gia về việc làm đã giúp các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vốn kinh doanh và chủ động tạo việc làm tại chỗ. Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ mở rộng quy mô sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần đáng kể làm thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm, khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới, góp phần tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tạo việc làm để từng bước ổn định cuộc sống. Tính đến hết 31/12/2017, Quỹ Quốc gia về việc làm tại tỉnh Thái Nguyên đạt dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm là trên 79.000 triệu đồng (bao gồm vốn bổ

Quốc gia về việc làm đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho 6.236 người (trong đó năm 2011 là 2.500 người, năm 2015 là 1.250 người, năm 2016 là 1.243 người, năm 2017 là 1.243 người).

* Chỉ tiêu nguồn vốn:

- Tổng nguồn vốn thực hiện đến 30/6/2015 là: 86.126 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương cấp: 69.429 triệu đồng. - Nguồn vốn ngân sách địa phương: 16.697 triệu đồng.

* Sử dụng vốn:

- Doanh số cho vay giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 5/2018: 107.610 triệu đồng. - Số dự án đã cho vay: 4.416 dự án.

- Số lao động được giải quyết việc làm: 5.381 người.

Các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả như Dự án mở rộng nhà xưởng sản xuất của chủ dự án Nguyễn Bắc (tổ 02, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên); Dự án cải tạo đóng mới thùng bệ ô tô của chủ dự án Phạm Huy Hoàng (Xóm Đồi chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương); Dự án cải tạo nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị của chủ dự án Phạm Văn Long (tổ 3, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ).

Cách thức thực hiện

- Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề và Giải quyết việc làm giai đoạn 2015-2020. Thành lập Ban chỉ đạo Đề án Đàotạo nghề và Giải quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án, có kế hoạch kiểm tra sơ kết, tổng kết đánh giá các giai đoạn thực hiện Đề án.

- UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án. Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đã đề

ra.

- Các Ban của Tỉnh uỷ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của mình giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội có trách nhiệm:

- Giúp Ban chỉ đạo quản lý, điều hành chương trình;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách đã được UBND tỉnh phê duyệt đến các cấp địa phương (thành phố, huyện, thị xã).

- Kiểm tra, giám sát các cấp địa phương thực hiện các chương trình hoạt động. - Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện;

Chủ trì, phối hợp với các các cơ quan liên quan.

+ Phối hợp với Sở Tài chính bố trí và đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho đề án. Thẩm định kinh phí thực hiện các dự án thuộc chương trình, hướng dẫn giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí.

+ Phối hợp với các ngành, các địa phương nghiên cứu, đề xuất phương án lồng ghép các chương trình, dự án khác với đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

+ Phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN): Cung cấp thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các KCN. Vận động các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động nội tỉnh, tuyên truyền chính sách pháp luật lao động và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động theo thẩm quyền.

+ Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã

hội cấp huyện làm tốt công tác cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và xuất khẩu lao động.

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp, biện pháp để thực hiện

2.2.3.2 Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng * Nội dung:

- Đề án XKLĐ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà Nước về công tác XKLĐ; tạo ra sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các ngành chức năng; giữa Doanh nghiệp với tỉnh, huyện, xã trong quá trình tổ chức thực hiện công tác XKLĐ trên từng địa bàn, tiến tới việc thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch XKLĐ hàng năm.

- Giai đoạn 2015 - 2020 đưa được từ 11.000 - 12.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (bình quân mỗi năm từ 2.000 đến 2.500 lao động).

- Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài đạt từ 40% đến 50% vào năm 2020.

- Tiếp tục đưa người lao động đi làm việc tại các thị trường Malaysia, Đài Loan là những thị trường tiếp nhận nhiều lao động, chi phí thấp, đồng thời tăng cường mở rộng các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung đông và các thị trường khác.

* Các hoạt động chủ yếu:

- Hỗ trợ học nghề, khám sức khoẻ, làm hộ chiếu...để người lao động tham gia đi xuất khẩu lao động.

- Cho vay ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thị trường lao động ngoài nước, các chính sách hỗ trợ và các quy định của pháp luật về công tác xuất khẩu lao động. * Tài chính để thực hiện Đề án:

về tài chính để tham gia đi XKLĐ. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động đi xuất khẩu với mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 1.000.000 đồng cho một lao động tham gia đi XKLĐ thuộc các đối tượng chính sách gồm: là vợ (chồng), con thương binh, liệt sĩ; con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945; người lao động thuộc các hộ nghèo; các hộ thuộc vùng ATK, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ 500.000 đồng cho số lao động còn lại khi được xuất cảnh.

+ Số kinh phí để thực hiện đề án là: 4.700 triệu đến 5.900 triệu đồng, gồm: - Nguồn kinh phí huy động từ ngân sách địa phương.

- Huy động từ các nguồn khác.

+ Sử dụng nguồn tài chính:

- Chi hỗ trợ trực tiếp cho người lao động: từ 4.500 triệu đến 5.700 triệu đồng; bình quân chi hỗ trợ một năm từ 900 triệu đến 1.140 triệu đồng.

- Chi cho hoạt động của BCĐ tỉnh là: 200 triệu đồng, bình quân mỗi năm chi cho hoạt động của BCĐ là 40 triệu đồng; Kinh phí hoạt động của BCĐ cấp huyện, xã được cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương

* Cách thức thực hiện.

Cũng giống như Đề án cho vay vốn Giải quyết việc làm, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:

- Triển khai Đề án XKLĐ đến các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể.

- Lựa chọn doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tham gia Đề án, công bố công khai các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo được tham gia thực hiện đề án tại địa phương

- Giao kế hoạch XKLĐ hàng năm cho các huyện, thành, thị. Hướng dẫn các huyện, thành, thị triển khai kế hoạch và Đề án đạt kết quả cao nhất.

- Tổ chức thực hiện hỗ trợ cho người lao động theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Đề án.

- Được sự phân công của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Thái Nguyên, sau khi có văn bản giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao động - TBXH lựa chọn một số doanh nghiệp XKLĐ mạnh, có năng lực, gắn bó với địa phương, xây dựng mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, địa phương và người lao động. - Sau khi đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt, Sở Lao động – TBXH đã tổ chức hội nghị triển khai Đề án; trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh và hướng dẫn liên ngành, các văn bản chỉ đạo, UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và Dự án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với những mục tiêu và giải pháp cụ thể. Hàng năm, tổ chức truyền thông về công tác XKLĐ tại tất cả các huyện, thành phố, thị xã và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án ở các địa phương.

- Thực hiện chuyên mục “Việc làm - Dạy nghề” trên Báo Thái Nguyên và Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh để tuyên truyền về Dự án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giúp cho nhân dân nắm bắt kịp thời về các chính sách XKLĐ

2.2.3.3 Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động * Nội dung

Củng cố, xây dựng hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm đủ mạnh, có uy

tín, hoạt động có hiệu quả, đủ sức đáp ứng nhu cầu về sức lao động ở mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế. Đầu tư nâng cao năng lực TTGTVL thuộc Sở Lao động - TB&XH, bổ sung nhiệm vụ giới thiệu việc làm cho các Trung tâm dạy nghề công lập, khuyến khích thành lập các TTGTVL thuộc các thành phần kinh tế khác.

Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm tăng cường thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm. Đồng thời là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo nghề. Để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, trước mắt tập trung thực hiện một số công việc sau:

- Hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm, từng bước nâng tần suất số phiên giao dịch việc làm từ mỗi tháng một phiên lên mỗi tuần một phiên.

- Xây dựng một số trung tâm thông tin thị trường lao động ở các khu vực trung tâm thành phố, thị xã và các khu công nghiệp tập trung nhằm thực hiện tốt việc quản lý, dự trữ và cung ứng lao động cho người sử dụng lao động.

- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Củng cố, duy trì và phát triển sàn giao dịch việc làm, website việc làm Thái Nguyên nhằm nâng cao nhận thức về quan hệ cung - cầu lao động của toàn xã hội. - Tổ chức tốt việc thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động; các cuộc điều tra, khảo sát cung, cầu lao động định kỳ và đột xuất. Ngoài các mẫu điều tra do Trung ương phân bổ, cần mở rộng mẫu điều tra đủ lớn, đủ đại diện để suy rộng kết quả phục vụ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội và việc làm của cả tỉnh và các huyện, thành, thị.

Điều tra thị trường lao động, điều tra nhu cầu học nghề; xây dựng dữ liệu về dạy nghề và thị trường lao động, về lao động thuộc đối tượng là người nghèo, người dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách tham gia xuất khẩu lao động; dự báo thị trường lao động...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 66)