Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 108)

* Phương án hợp tác với các tổ chức quốc tế và cơ quan quản lý, đào tạo: Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, cải tiến công nghệ, trang thiết bị...trong khai thác than, Công ty đã hợp tác với nhiều đơn vị quốc tế để hoàn thiện các mục tiêu đề ra, dưới đây là một ví dụ về sự hợp tác đó.

Công ty than Quang Hanh - Vinacomin (VQHC) và Công ty cổ phần than Kushiro Nhật Bản (KCM) thuộc Trung tâm năng lượng than Nhật Bản (JCOAL) đã tiến hành ký kết kế hoạch đào tạo thuộc dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và kỹ thuật an toàn”. Theo đó phía KCM cử các chuyên gia kỹ thuật đã nắm vững các kỹ thuật trong công tác sản xuất khai thác than hầm lò tại hiện trường mỏ của VQHC hiện đang có xu hướng đi vào khai thác ở mức sâu hơn để tổ chức các khoá đào tạo kỹ thuật mỏ nhằm nâng cao năng lực sản xuất than hầm lò. Các chuyên gia kỹ thuật thuộc KCM sẽ đào tạo lý thuyết và hướng dẫn thực tế cho công nhân của VQHC về kỹ thuật khoan hầm lò, khoan tháo nước và khoan thăm dò, kỹ thuật quản lý khí mỏ, cải thiện hệ thống thông gió, tổ chức các hội thảo về kỹ thuật thông gió, kiểm tra khảo sát thực trạng hệ thống thông gió, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề khí đọng và cải thiện thông gió, phòng tránh cháy nổ khí...

Hai bên đã thống nhất cử nhân sự để chịu trách nhiệm thực thi chương trình hợp tác. Bên KCM người chịu trách nhiệm chung là ông Sumihio Ogawa; giám sát thực hiện là ông Yasuhi Nomura; chịu trách nhiệm thực hiện ông Naoki Sato. Bên VQHC người chịu trách nhiệm chung ông Bùi Đình Thanh - Chủ tịch, Giám đốc Công ty; giám sát thực hiện ông Nguyễn Công Chính - Phó Giám đốc Công ty; chịu trách nhiệm thực hiện ông Nguyễn Hải Trung -Trưởng phòng KTCN. Thời gian thực hiện chương trình hợp tác này từ 01/11/2012 đến 29/3/2013. Thông qua dự án hợp tác đào tạo lần này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của VQHC nâng cao trình độ, kỹ thuật khai thác than hầm lò để nâng cao năng lực sản xuất của mỏ trong điều kiện diện khai thác ngày càng xuống sâu.

- Trong thời gian tới, Công ty sẽ tích cực liên hệ với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng và hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho mục đích phát

triển bền vững, hướng tới một nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh.

Những hợp tác như vậy sẽ rất quan trọng nhằm giúp nâng cao trình độ về kỹ thuật, khai thác, công nghệ, thiết bị....cho các cán bộ và công nhân của Công ty than Quang Hanh. Thông qua những chương trình hợp tác, Công ty đã đề ra phương hướng, kế hoạch khai thác đối với các dự án hầm lò xuống sâu để vừa đảm bảo năng suất khai thác, tránh lãng phí tài nguyên đồng thời không gây ô nhiễm.

* Xã hội hóa trong vấn đề bảo vệ môi trường:

Thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nhấn mạnh xã hội hóa là một trong các giải pháp chính để giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Dưới đây là một số nội dung xã hội hóa trong vấn đề bảo vệ môi trường mà Công ty than Quang Hanh cần thực hiện trong thời gian tới:

- Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với tạo lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc củng cố vai trò của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành.

- Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng và nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân.

* Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm (từ nguồn thải, xả thải...). Tăng cường kiểm tra môi trường:

Trong phần trên chúng ta đã nhận thấy, Công ty đã rất nỗ lực để bảo vệ môi trường từ việc chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục, quy định về bảo vệ môi trường đến việc đầu tư, xây dựng và vận hành các công trình bảo vệ môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường....Tuy nhiên hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ

than luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, mất an toàn, thiệt hại về người và của do đó để bảo đảm việc bảo vệ môi trường triệt để cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Tăng cường kiểm soát nước thải mỏ: Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải, thường xuyên và định kỳ nạo vét kênh mương thoát nước, trồng cây xanh xung quanh khu vực thoát nước thải.

- Cải tạo, phục hồi môi trường khu khai thác, bãi thải: Trồng cây xanh trên sườn đồi bãi thải sau khi đổ thải và khu vực moong đã san lấp. Đặt biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực moong chứa nước, khu vực dễ bị sụt lún, sạt lở. Xây dựng kè chắn đất đá rơi vãi, kè chân bãi thải bằng các rọ đá, mương thoát nước bãi thải tránh bị úng ngập mỏ. - Lắp đặt hệ thống chống bụi và khí thải: Hiện tại Công ty mới lắp đặt hệ thống phun sương cao áp cho khu vực sàng tuyển, tiến tới phải tiến hành lắp đặt hệ thống này tại khu vực ra vào khu khai thác, khu bãi thải để tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Tại các khu khai thác hầm lò, nhất thiết phải có hệ thống thông gió đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân.

- Tích cực và chủ động phòng tránh các sự cố môi trường, khi phát hiện có sự cố như tai nạn lao động, sập hầm lò, trượt lở bờ moong, sụt lún hầm lò...cần chủ động, kịp thời khắc phục ngay tức khắc.

Kết luận chương 3 CHƯƠNG 4

Từ định hướng phát triển của công ty nói chung và công tác quản lý môi trường nói riêng với mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, một số giải pháp có thể định hướng và hỗ trợ cho công tác xây dựng một hệ thống quản lý môi trường của công ty. Dựa trên cơ sở các cơ sở hạ tầng sẵn có như hệ thống quản lý môi trường còn chưa hoàn thiện để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường hoàn thiện và đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của công ty và công tác quản lý môi trường. Trong đó tập trung vào các giải pháp nâng cao hệ thống quản lý môi trường của công ty; cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ khai thác; đổi mới công nghệ khai thác kết hợp với nâng cao nhận thức cho cán bộ

công nhân viên trong công ty. Các giải pháp này được đề ra dựa trên điều kiện cụ thể của công ty giúp công ty có thể nâng cao được hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường cũng như phát triển theo hướng bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Mỏ than Đông Bắc Ngã Hai – Công ty than Quang Hanh đang thực hiện khai thác hầm lò là Dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 124/QĐ-HĐQT ngày 17/01/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Mỏ có trữ lượng 984.024 tấn nguyên khai, công suất khai thác thiết kế hàng năm khoảng 150.000 tấn.

“Công nghiệp Than” được xác định là một ngành kinh tế rất quan trọng ở tất cả các quốc gia hiện nay trên thế giới. Nó cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp, ứng dụng dân dụng và xuất khẩu. Khai thác than đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Mỏ than Đông Bắc Ngã Hai cũng đóng góp 1/20 tổng sản lượng khai thác than của toàn tỉnh, tạo công ăn việc làm cho gần 500 lao động phổ thông. Đây được xác định là một ngành quan trọng của đất nước, đồng thời gắn liền với an ninh năng lượng quốc gia. Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, mỏ than Đông Bắc - Ngã Hai đã có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, hoạt động của ngành Than còn là động lực thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Dù là một trong số những mỏ than thực hiện khá tốt các công tác bảo vệ môi trường trong hầm mỏ nhưng trong quá trình khai thác, mỏ than Đông Bắc Ngã Hai vẫn để lại một số tác động xấu đến môi trường và con người.

Qua kết quả quan trắc môi trường năm 2017, hiện mỏ than Đông Bắc Ngã Hai vẫn còn một số chỉ tiêu vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, việc cải tạo phục hồi môi trường mỏ Đông Bắc Ngã Hai là một nội dung hết sức cần thiết.

2 Kiến nghị

Bên cạnh những kết quả đạt được của Công ty than Quang Hanh, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc cần được khắc phục:

xử lý nước thải mỏ (cho cả Hầm lò và Lộ thiên). Trong thời gian tới, Công ty cần triển khai và đưa vào sử dụng nhằm hạn cc vsế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nguồn nước thải mỏ đến môi trường lân cận.

Các bãi thải hiện đang trong tình trạng hoạt động, chưa có biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có nhưng chưa hiệu quả. Đề nghị Công ty xem xét, áp dụng công nghệ cải tạo, phục hồi mà một số đơn vị khác trong tập đoàn TKV đang sử dụng: Trồng cỏ vetiver, đập chắn bằng rọ đá, hệ thống thoát nước bãi thải, các thông số kỹ thuật của bãi thải....

- Công nghệ khai thác và sàng tuyển tuy đã cải tiến nhưng hoạt động vẫn chưa hiệu quả và quy mô nhỏ hẹp. Hệ thống vận chuyển chủ yếu vẫn bằng phương tiện gây ô nhiễm như ô tô vận tải, xe goòng, đường sắt; hệ thống băng tải vận chuyển than đã đưa vào sử dụng nhưng còn ít và tốn kém.

- Hệ thống xử lý bụi của Công ty chủ yếu vẫn là phun sương cao áp, trồng cây, phun nước rửa đường, bạt che chắn khi vận chuyển...tuy nhiên với lượng bụi và khí thải như hiện nay, cần thiết lắp đặt hệ thống lọc bụi và kiểm soát ô nhiễm ngay từ nguồn thải. - Cần thiết xây dựng và vận hành Trạm quan trắc môi trường tự động cho khu mỏ sản xuất, đề xuất bộ tiêu chuẩn môi trường cho ngành than để theo dõi diễn biến, đánh giá mức độ ô nhiễm của các nguồn thải từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp.

- Tăng cường công tác bảo vệ đa dạng sinh học, thường xuyên trồng và chăm sóc cây xanh tạo môi trường thân thiện với người lao động. Tiến hành ngay các biện pháp phủ xanh khu vực đã kết thúc khai thác, cải tạo và nâng cấp tuyến đường vận chuyển, nạo vét sông suối lân cận để tạo môi trường sống cho các loài động, thực vật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trung Dũng “Kinh tế học bền vững”. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. (2011).

[2] Phạm Ngọc Đăng, “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp”, NXB Xây dựng Hà Nội 2008

[3] Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2008

[4] Lê Văn Khoa, “Môi trường và Ô nhiễm”. NXB Giáo dục, 1995

[5] Nguyễn Văn Phước. “Quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá học, Tập 13 – Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp”. Trường đại học kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

[6] Hiểu Trân , “Bảo vệ môi trường”: Nhiệm vụ xuyên suốt của Vinacomin. [7]

[8] Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân. “Kinh tế thuỷ lợi”. NXB Xây dựng, Hà Nội. (2006)

[9] Ngô Thị Thanh Vân “Phân tích kinh tế luật và chính sách môi trường”. NXB Đại học quốc gia hà nội. (2011).

[10] Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, NXB Chính trị quốc gia 2004

[11] Tạp chí Nhà nước và Pháp luật “Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện”, Số 1 2006

[12] Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ than Đông Bắc Ngã Hai do Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường lập năm 2012;

[11] Luận văn: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững tại công ty than Quang Hanh

[12] Luận văn: “Quản lý môi trường mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh” [13] Luật Bảo vệ môi trường 2014.

[15] Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, “Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tập trung tại các cửa lò mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh”. (2012) [16] Các trang web: (2013) www.moitruong.xaydung.gov.vn http://thanhcong-group.com.vn http://www.xaydung.gov.vn http://quanghanhcoal.com.vn http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201309/bao-ve-moi-truong-nhiem-vu- xuyen-suot-cua-vinacomin-2206735/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)