Khái quát về đơn vị khai thá c Công ty Than QuangHanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 41)

Công ty Than Quang Hanh tiền thân là Công ty than Bái Tử Long được thành lập từ ngày 01/05/2003 theo Quyết định số 617/QĐ-HĐQT của Tổng công ty Than Việt Nam. Ngày 08/11/2004, Hội đồng Quản trị Tổng công ty than Việt Nam ban hành Quyết định số 2021/QĐ-HĐQT về việc chính thức đổi tên Công ty Than Bái Tử Long thành Công ty than Quang Hanh kể từ ngày 16/11/2004. Ngày 01/07/2013, Tập đoàn TKV ban hành Quyết định số 314QĐ-TTg ngày 07/02/2013 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu tập đoàn TKV và chuyển đổi công ty TNHH MTV Than Quang Hanh thành Công ty Than Quang Hanh - TKV.

Giám đốc Công ty qua các thời kỳ:

1. Thời kỳ Than Bái Tử Long: Giám đốc Công ty Kỹ Sư Trần Bảo Ngọc.

2. Từ tháng 11/2004 đến tháng 10/2009: Giám đốc Công ty Kỹ Sư Nguyễn Xuân Dung.

3. Từ tháng 11/2009 đến tháng 07/2015: Giám đốc Công ty Thạc sỹ Bùi Đình Thanh. 4. Từ tháng 07/2015 đến nay: Giám đốc Công ty Kỹ Sư Nguyễn Công Chính.

Trong các đơn vị của ngành than đang gây ô nhiễm môi trường có Công ty than Quang Hanh. Từ khi thành lập đến nay (năm 2003) Công ty than Quang Hanh đã không ngừng tăng sản lượng từ 200.000 – 250.000 tấn/năm đến 1 – 2 triệu tấn/năm và khai thác bằng hai hình thức là lộ thiên và hầm lò. Quy mô khai thác cũng không ngừng mở rộng và xuống sâu (mức -50), đầu tư lắp đặt nhiều hệ thống như chống giữ lò chợ bằng cột thủy lực, giá thủy lực di động, băng tải vận chuyển than liên tục từ mức -110 lên mặt bằng, hệ thống sàng tuyển than công suất 1 triệu tấn/năm...; số lượng công nhân từ 1.800 (năm 2003) đến 3.700 (năm 2014). Tuy nhiên sự phát triển đó cũng gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, theo các báo cáo môi trường của Công ty và của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh thì trải qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty than Quang Hanh đã phát sinh một lượng chất thải rất lớn. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường bao

gồm: Đất đá thải hàng năm khoảng hơn 2 triệu m3/năm; nước thải 1,6 triệu m3/năm; rác thải sinh hoạt trung bình 1,8 tấn/ngày; chất thải nguy hại 0,5 tấn/tháng....đó là chưa kể đến yếu tố thay đổi địa hình cảnh quan, các sự cố môi trường...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)