a, Đối với hạng mục cải tạo, sụt lún do quá trình khai thác:
Khu khai thác không có công trình xây dựng trên mặt cần phải bảo vệ. Theo hệ thống khai thác đang thực hiện, khoảng không khai thác lò chợ được công tác điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần lấp đầy.
Theo tài liệu địa chất, Các vỉa 6 và 7 có chiều dày tương đối mỏng (vỉa 5 trung bình 2,01m, vỉa 4 trung bình 1,71m), góc dốc vỉa chủ yếu thoải và nghiêng (< 350), đá vách trực tiếp có chiều dày trung bình 25m, cấu tạo chủ yếu là sét kết và bột kết cấu tạo phân lớp rõ ràng, dễ sập đổ.
Hình 3.1: Sơ đồ khai thác lò chợ phá hỏa toàn phần Khai thác hầm lò điều khiển đá vách bằng
phương pháp phá hỏa toàn phần: khi đá vách trực tiếp sập đổ, do có độ nở rời (hệ số tơi phá hỏa) gia tăng thể tích để lấp đầy khoảng không khai thác phải đảm bảo thỏa mãn đẳng thức:
Hp x Ldx Lc x Kp> (Hp + Hv) x Ld x Lc Trong đó:
Hp : chiều dày lớp đá vách phá hỏa
Hv: chiều dày vỉa than khai thác (thực tế vỉa 4 và vỉa 5 có m < 2,5m) Kp: hệ số tơi phá hỏa (sét kết và bột kết có Kp = 1,65)
Ld: chiều dài lò chợ theo hướng dốc (HTKT đã lậo Ld = 80100m) Lc: bước phá hỏa toàn phần (HTKT đã lập Lc = 1,2m).
khoảng không khai thác cần phá hỏa sập đổ chiều dày đá vách theo công thức: Hp x Kp = Hp + Hv hay 1,65Hp – Hp = 2,5m hay Hp = 3,85m
b, Đối với hạng mục cải tạo, phục hồi các bãi thải đất đá:
- Đất đá thải do khai thác hầm lò: chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn đào lò xây dựng cơ bản. Hiện nay, công tác khai thông đào lò đá đã hoàn thành, khai thác điều chỉnh thiết kế khai thông mức -35÷-50 bằng ngầm đào trong than, đất đá do đào lò và tách đá kẹp trong khai thác than không đáng kể, chủ yếu đã được xếp om le ngay trong lò. - Đất đá thải loại do chế biến sàng tuyển: theo quy định tổ chức sản xuất của TKV, các đơn vị sản xuất chỉ giao than nguyên khai cho các công ty Kho vận của TKV sàng tuyển chế biến và tiêu thụ. Hiện tại, mỏ Đông Bắc Ngã Hai có 2 trạm sàng rung ở mặt bằng cửa lò +32 Đông Bắc và mặt bằng cửa lò +32 Tây Nam chỉ tổ chức sàng sơ tuyển loại bớt đá to trong than nguyên khai trước khi xuất giao cho Công ty Kho vận Cẩm Phả, lượng đá thải loại chỉ khoảng 2÷3% theo than nguyên khai, số lượng không đáng kể.
c, Đối với hạng mục đóng bịt miệng lò:
Đóng bịt toàn bộ các miệng lò nằm trên mặt bằng.
Các miệng lò sau khi kết thúc được đóng bịt theo quy định đóng cửa mỏ:
- Đối với cửa lò nghiêng: xây tường chắn trong lò, lấp lò bằng vật liệu không cháy, đặt ống thoát khí, rào chắn (hoặc xây tường kín cửa lò), đặt biển cảnh báo.
- Đối với cửa lò bằng: tháo dỡ vì chống, phá sập đường lò, đổ phủ đất đá vùi lấp cửa lò, đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
d, Đối với hạng mục tháo dỡ các công trình trên mặt:
Để phục vụ khai thác trong giai đoạn tới, tiếp tục sử dụng các công trình trên mặt hiện có: công trình xây dựng dân dụng, công trình phụ trợ sản xuất, các tổ hợp thiết bị vận tải, chế biến than. Sau khi kết thúc khai thác, các công trình trên mặt được tháo dỡ hết để lấy diện cải tạo hoàn thổ.
-Tháo dỡ thiết bị, máy móc: hệ thống cấp điện, cấp nước; hệ thống vận tải, thông gió, thoát nước (băng tải, trục tải, quạt gió, bơm); trạm sàng tuyển và các thiết bị sửa chữa cơ điện cơ khí đều đang đảm bảo hoạt động tốt phục vụ khai thác đến khi đóng cửa mỏ, khi tháo dỡ sẽ được điều chuyển cho các đơn vị sản xuất khác của Công ty than Hạ Long, chi phí tháo dỡ được tính trong giá trị thu hồi.
-Tháo dỡ các công trình xây dựng: quy mô các công trình chủ yếu ở dạng cấp IV, kết thúc khai thác được tháo dỡ toàn bộ theo các chủng loại kết cấu.
e, Đối với hạng mục cải tạo hoàn thổ sân công nghiệp và phụ trợ:
Hiện tại, khu mỏ đã xây dựng và sử dụng 4 khu mặt bằng (khu văn phòng điều hành +14, khu xưởng sửa chữa +45, khu cửa lò giếng +32ĐB, khu cửa lò +32TN) và hệ thống đường vận tải ô tô nội bộ từ mặt bằng +14 đi mặt bằng cửa lò giếng +32ĐB, đi mặt bằng xưởng sửa chữa và mặt bằng của lò +32TN. Sau khi kết thúc khai thác, được cải tạo hoàn thổ tái tạo bề mặt thảm thực vật:
- Các tuyến đường vận tải: đã được trồng cây xanh ven đường, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước đảm bảo quy chuẩn đường cấp IV. Được để lại sử dụng phục vụ công tác lưu thông chăm sóc rừng khu vực.
- Các mặt bằng sân công nghiệp: sau khi tháo dỡ hết các công trình trên mặt (không phá dỡ bể lắng xử lý nước thải, bể và nhà kho chứa vật liệu PCCC); được san gạt tạo phẳng tạo diện trồng cây; khai đào rãnh thoát nước; trồng cây phủ xanh cải tạo đất (trên mặt bằng được trồng keo lá chàm, trên mái taluy dốc được trồng cỏ lau le).
Thiết kế tính toán khối lượng các hạng muc công việc cải tạo, phục hồi môi
3.2.4
trường
3.2.4.1 Hạng mục thiết kế tính toán khối lượng hạng mục đóng bịt cửa lò
Bảng 3.2: Bảng các thông số kỹ thuật cơ bản đoạn cửa lò
STT Tên công trình
Các thông số cơ bản đường lò
Ghi chú Rộng nền (m) Chiều cao (m) Tiết diện (m2) Độ dốc (độ) I KhuMB +32 ĐB 1 Thượng TG+32V5 3,10 2,77 7,50 30 Chống sắt vòm
STT Tên công trình
Các thông số cơ bản đường lò
Ghi chú Rộng nền (m) Chiều cao (m) Tiết diện (m2) Độ dốc (độ) 2 Thượng VT+32V4 3,28 2,89 8,40 20 Chống sắt vòm 3 Thượng TG+32V4 3,10 2,77 7,50 25 Chống sắt vòm
4 Rãnh quạt gió+32V4 2,40 2,50 6,00 30 Cửa cuốn BT
II KhuMB +32 TN
1 Thượng VT+32 3,28 2,89 8,40 20 Chống sắt vòm
2 Rãnh gió+40 số 2 3,10 2,77 7,50 30 Chống sắt vòm
Công tác đóng bịt cửa lò thực hiện theo quy định đóng cửa mỏ, với các công việc cụ thể như sau:
Các công việc thực hiện trong lò:
- Đối với các cửa lò ngầm vận tải, thông gió và rãnh quạt gió +40 số 2:
+Xây tường chắn thứ nhất trong lò: khoảng cách tính từ cửa lò vào là 10 lần chiều cao đường lò; đào hố móng rộng 0,5m sâu 0,25m (đảm bảo không bị hẫng chân cột và tường không bị trôi trượt theo độ dốc nền lò), tường xây đá hộc vữa xi măng cát vàng M100, theo phương thẳng đứng (do không có điểm tựa phía trong), chiều dày tường 0,5m.
+ Xây tường chắn thứ hai trong lò: khoảng cách tính từ cửa lò vào là 10m; đào hố móng rộng 0,5m sâu 0,25m (đảm bảo không bị hẫng chân cột và tường không bị trôi trượt theo độ dốc nền lò), tường xây đá hộc vữa xi măng cát vàng M100, theo phương vuông góc với nền lò (đã có điểm tựa do đổ đất lấp phía trong), chiều dày tường 0,5m. + Đổ đất lấp lò: sau khi xây tường chắn thứ nhất tối thiểu 24 giờ (đảm bảo vữa xi măng đông kết) tiến hành đổ lấp lò bằng đất mịn không lẫn sét và vật liệu dễ cháy từ tường chắn thứ nhất đến tường chắn thứ hai, đầm lèn chặt đến độ chặt K=1,1; đổ lấp đoạn lò từ tường chắn thứ hai đến cửa lò thực hiện tương tự như lấp đoạn trong. Đất lấp lò được xúc chọn lọc ngay tại mặt bằng trong quá trình san gạt mặt bằng.
+ Đặt ống thoát khí: trong quá trình thi công xây tường chắn và đổ lấp lò, đồng thời đặt ống nhựa PVC Φ100mm sát trên nóc lò để thoát khí mỏ ứ đọng sau tường chắn thứ
nhất ra ngoài.
- Riêng đối với cửa rãnh quạt gió +32V4: chiều dài lò 25m, nối thông và cách cửa lò ngầm TG+32V4 là 20m (giữa đoạn hai tường chắn của lò ngầm TG+32V4), nên chỉ xây một tường chắn tại vị trí tiếp giáp lò TG+32V4 và đổ lấp đầy ra đến cửa rãnh gió (không đặt ống thoát khí).
Các công việc thực hiện ngoài lò:
Theo quy định đóng cửa mỏ, công việc lấp ngoài cửa lò có thể thực hiện bằng cách đổ đất đá phủ trùm kín ngoài cửa lò, đào rãnh phân thủy phía trên cửa lò, rào chắn cách ly và đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
Căn cứ theo điều kiện thực tế: các cửa lò hiện tại của mỏ đều được xây bê tông, khi phá dỡ các công trình nhà cấp IV tại các mặt bằng cửa lò có nguồn vật liệu gạch chỉ tận dụng rất lớn. Để đảm bảo an toàn ngăn nước mặt bên ngoài chảy thấm vào lò, ngăn đất đá lấp lò trôi sạt ra mặt bằng, đồng thời đảm bảo mỹ quan. Biện pháp xử lý ngoài cửa lò như sau:
- Xây tường chắn kín ngoài cửa lò bằng gạch chỉ dày 40cm (gạch tận dụng), vữa ximang cát vàng M100.
- Biển cảnh báo nguy hiểm bằng bê tông 40 x 60 cm, gắn trực tiếp lên tường chắn. Biển báo sơn nền trắng chữ đỏ ghi: Chú ý khu lò cũ nguy hiểm.
3.2.4.2 Hạng mục thiết kế tính toán khối lượng tháo dỡ công trình mặt bằng
Các công trình xây dựng trên các mặt bằng cửa lò +32ĐB, khu xưởng sửa chữa, khu Văn phòng điều hành +14 đã tính chi tiết tháo dỡ theo bảng III.3.
Bảng3.3: Bảng tổng hợp các công trình được tháo dỡ
STT Tên công trình Đơn
vị Khối lượng Kích thước (m) Kết cấu kiến trúc Dài Rộng Cao
1 Đường goòng Tấn 2,2 30 Ray P18, tà vẹt sắt
2 Trạm tời trục m2 16,0 4,0 4,0 3,6 Móng BT, cột kèo thép, tường mái tôn, nền BT 3 Nhà che trạm quạt m2 42,0 12,0 3,5 3,6 Móng BT, cột kèo thép,
tường mái tôn, nền BT 4 Nhà trực trạm quạt m2 9,0 3,0 3,0 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo
STT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Kích thước (m) Kết cấu kiến trúc Dài Rộng Cao
5 Kho vật tư (2 nhà) m2 294,0 14,7 10 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
6 Xưởng sửa chữa TB
hầm lò (2 nhà) m
2 120,0 10,0 6,0 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
7 Nhà giao ca m2 63,0 14,0 4,5 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
8 Nhà đèn m2 84,0 21,0 4,0 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
9 Nhà ăn + bếp m2 48,0 12,0 4,0 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
10 Nhà tắm m2 13,5 4,5 3,0 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
11 Nhà vệ sinh m2 13,5 4,5 3,0 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo thép, mái tôn
12 Téc nước 10m3 Cái 01 4,0 4,0 4,0 Móng BT, khung thép 13 Nhà để xe m2 84,0 14,0 6,0 3,6 Móng BT, cột kèo thép,
tường mái tôn, nền BT 14 Nhà điều hành m2 147,0 14,7 10 3,6 Móng đá, tường gạch, kèo
thép, mái tôn
3.2.4.3 Hạng mục thiết kế, tính toán khối lượng cải tạo, hoàn thổ mặt bằng
Các mặt bằng cửa lò +32ĐB, khu xưởng sửa chữa, khu Văn phòng +14 đã được tính toán cải tạo hoàn thổ như sau:
- Cày xới san gạt tạo phẳng mặt bằng tạo diện trồng cây:
Các khu mặt bằng (cửa lò, kho than, khu điều hành) sau khi tháo dỡ hết các công trình trên mặt có lẫn phế thải xây dựng, đất mặt bị nén chặt do phương tiện vận tải hoạt động. Để tạo diện trồng cây, toàn bộ mặt bằng (15.771m2) được san gạt cày xới bằng máy ủi 110CV, khối lượng san gạt cày xới trung bình 0,3m3/m2.
- Nạo vét, khai thông rãnh thoát nước mặt:
Khu vực mặt bằng đã được xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải từ cửa lò và khu kho than ra hố lắng sử lý trước khi thải ra môi trường.
- Trồng cây thân gỗ cải tạo đất:
+ Mục đích, yêu cầu: trồng cây phủ xanh tái tạo lại bề mặt thảm thực vật, cải tạo đất, chống rửa trôi bề mặt, đồng thời nhanh có hiệu quả kinh tế.
+ Lựa chọn loại cây trồng: căn cứ theo điều kiện thổ nhưỡng đã được phân tích, đánh giá (phần hiện trạng môi trường) và thực tế các rừng trồng phát triển tốt tại khu vực các khai trường mỏ, lựa chọn cây keo lá chàm để trồng phủ xanh cải tạo đất.
+ Kỹ thuật trồng keo lá chàm:
Mật độ trồng: Theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng của Cục khuyến nông, bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, mật độ trồng keo tiêu chuẩn là 1.600 cây/ha. Nhưng với mục đích chính là cải tạo đất, dự án lựa chọn mật độ trồng 2.500 cây/ha.
Chuẩn bị hố trồng: đào bằng cuốc, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm. Mật độ trống cây thiết kế 2.500 cây/ha, được đào thành các hàng, mỗi hàng cách nhau 2m, trong một hàng các hố cách nhau 2m. Để tận dụng được thức ăn, quang hợp tốt, các hố trồng được đào so le hình răng sấu.
Lấp hố: hố được lấp lại đầy hình mâm xôi bằng hỗn hợp đất màu tơi nhỏ (chọn lọc từ đất đồi tại khu vực) trộn lẫn 0,3 kg phân NPK/hố
Trồng cây: Tổ chức thực hiện trồng được 2 vụ, vụ xuân khoảng tháng 2 đến tháng 3 (mùa mưa phùn), vụ thu khoảng tháng 7 đến tháng 8 (mùa mưa rào). Chọn ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ để trồng cây (thực hiện hiệu quả nhất vào mùa xuân hàng năm). Chọn cây khoẻ mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, còn nguyên bầu, chiều cao cây 25 30cm. Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu đặt cây ngay ngắn vào giữa hố sau đó lấp đất dần xung quanh bầu cho chặt, đất lấp cao hơn cổ rễ 1 2cm sau đó dùng cỏ rác khô ủ gốc giữ ẩm cho cây. Mục đích, yêu cầu: phủ xanh tái tạo lại bề mặt thảm thực vật, cải tạo chống rửa trôi bề mặt địa hình các mái dốc taluy không đủ điều kiện trồng cây thân gỗ.
Lựa chọn loại cây trồng: qua khảo sát thực tế các loại thực vật bản địa đang phát triển tốt tại khu vực xung quanh khai trường mỏ. Lựa chọn cỏ lau le để trồng phủ xanh bờ mái taluy.
Công tác duy tu bảo trì công trình cải tạo, phục hồi môi trường