Một số công cụ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 33)

a, Ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Ký quỹ môi trường đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong công tác kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này trên thực tế chỉ mới dừng lại các dự án quy mô nhỏ hoặc còn ở giai đoạn thử nghiệm do công thức dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường, chưa cụ thể, khó thực hiện.

b, Cơ chế hỗ trợ tài chính cho các các hoạt động BVMT được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009. Ngoài ra, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có những điều khoản ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, thiết bị và công nghệ môi trường. Mặc dù đã có cơ chế hỗ trợ tài chính song chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động

này vì nhu cầu đầu tư cho môi trường chưa cao. Nói cách khác, "cầu" cho hoạt động BVMT chưa đủ cao để kích thích các hoạt động "cung".

Một cơ chế khác là Quỹ Môi trường đã được hình thành nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư BVMT như: Quỹ Môi trường cấp quốc gia (Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ Bảo tồn Việt Nam), Quỹ BVMT các tỉnh/TP, Quỹ Môi trường ngành. Sau một thời gian hoạt động, các quỹ môi trường đã góp phần đưa nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện dự án môi trường hiệu quả; bước đầu huy động được một phần nguồn lực từ trong và ngoài nước cho các hoạt động BVMT. Tuy nhiên các quỹ này chưa phát huy hết hiệu quả do nguồn vốn chưa đủ, các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về các thủ tục vay cũng như chưa có áp lực cần vay vốn đầu tư BVMT. c, Công cụ công khai hóa thông tin hoạt động môi trường của doanh nghiệp nhằm tạo áp lực từ cộng đồng và người tiêu dùng đến việc doanh nghiệp tuân thủ các qui định môi trường cũng đã được áp dụng nhưng mới chỉ ở quy mô nhỏ trong khuôn khổ một số dự án thử nghiệm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Quảng Nam. Chương trình cấp Nhãn sinh thái đã được Bộ TN&MT phê duyệt năm 2009 nhằm khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặt cọc hoàn trả, mặc dù chưa có quy định của nhà nước nhưng cũng đã được áp dụng có tính tự phát ở một số lĩnh vực như đặt cọc vỏ chai.

d, Đối với lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học: Phí có thể khuyến khích việc tiêu dùng bền vững và cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động bảo tồn. Các loại phí phù hợp phụ thuộc vào bản chất của khu vực cần bảo tồn. Đối với các khu bảo tồn, phí có thể dưới hình thức phí vào cửa. Để bảo vệ ĐDSH trong nông nghiệp, có thể áp dụng phí tính trên đơn vị thuốc trừ sâu và phân bón.

Hỗ trợ tín dụng là những khoản vay ưu đối với mức lãi suất thấp để hỗ trợ các hoạt động bảo tồn của cá nhân và cộng đồng, có thể áp dụng cho du lịch sinh thái, sản xuất nông sản hữu cơ, khai thác bền vững rừng, bảo vệ các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Quyền phát triển có thể mua bán trao đổi (tradable development rights) là những quyền được trao cho người sở hữu đất nằm trong vùng cần bảo tồn ĐDSH. Những

quyền này có thể được bán lại cho những nhà đầu tư dự định đầu tư cho các dự án phát triển ở các khu đất khác nhưng theo yêu cầu của pháp luật phải có được một số lượng nhất định các giấy phép bảo tồn thì mới được tiến hành các hoạt động đầu tư. Kết quả là các nhà đầu tư cần tìm mua giấy phép này từ những người thực hiện các hoạt động bảo tồn.

Cơ chế phát triển xanh (Green Development Mechanism) là một hình thức đang được các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu và đề xuất. Cơ chế phát triển xanh sẽ tạo lập thị trường trao đổi các hạn ngạch các hoạt động phát triển kinh tế có ảnh hưởng đến ĐDSH. Theo đó, sẽ có một số lượng hạn ngạch các hoạt động phát triển nhất định được đặt ra cho một khu vực hoặc toàn cầu. Nếu quốc gia nào muốn phát triển kinh tế quá hạn mức này sẽ phải mua lại quyền của các quốc gia khác. Thông qua việc tạo lập thị trường này, ĐDSH sẽ được gắn một “giá cả” như một loại hàng hóa và nhờ vậy sẽ được gìn giữ và bảo tồn tốt hơn. Khái niệm này gần giống với Quyền phát triển có thể mua bán trao đổi song khác ở chỗ phạm vi áp dụng ở quy mô rộng hơn: khu vực và toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)