khoáng sản
Hiện tại mô hình quản lý môi trường của Công ty như là chưa phù hợp với thực trạng và mục tiêu phát triển bền vững của Công ty. Hiện tại, công ty đang bố trí 02 cán bộ chuyên trách thuộc Phòng Đầu tư xây dựng - Môi trường trực tiếp phụ trách các vấn đề liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, với khối lượng công việc hiện tại, các yêu cầu về chấp hành quy định pháp luật về môi trường thì nhu cầu về nhân lực là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, 02 cán bộ này đều là những cán bộ kiêm nghiệm, còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường. Do đó trong thời gian tới, cần thiết phải bố
trí thêm nhân sự có trình độ chuyên môn về môi trường, thành lập Phòng Môi trường riêng với nhân lực dự kiến trong năm 2020 là 04 người.
Về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Môi trường là quản lý các hồ sơ, tài liệu về môi trường của Công ty. Mỗi cán bộ sẽ phụ trách từng mảng, lĩnh vực riêng biệt cụ thể như sau:
02 cán bộ phụ trách chất thải rắn và chất thải nguy hại: Tất cả các vấn đề như thu gom, vận chuyển, xử lý hay hợp đồng với các đơn vị chức năng đều do cán bộ này nắm giữ. Hàng tuần, tháng phải có trách nhiệm báo cáo lên Trưởng phòng, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Người được phân công cũng phải nắm bắt rõ được kế hoạch khai thác, vận chuyển, sàng tuyển, tiêu thụ than...và các vấn đề khác như biến động số lượng công nhân, số lượng xe, máy móc, thiết bị...để tính toán được lượng rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng. Chủ động đề xuất và kịp thời báo cáo môi trường định kỳ với ban giám đốc, để Công ty có báo cáo định kỳ về môi trường với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như Phòng Tài nguyên và Môi trường Cẩm Phả, Cảnh sát Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh. Đồng thời cũng phải trực tiếp giải quyết các sự cố liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách như cháy nổ, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường....
- 02 cán bộ phụ trách nước thải: Lượng nước thải cả lộ thiên và hầm lò rất lớn (hàng triệu m3/năm). Hiện tại, nước thải mỏ từ khai thác lộ thiên mới được xử lý sơ bộ bằng hệ thống hố lắng chưa có Trạm xử lý nước thải. Hiện tại, Công ty đang phối hợp với Công ty môi trường – Vinacomin tiến hành xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò với công suất 1.200 m3/h đảm bảo xử lý triệt để. Công ty TNHH MTV Môi trường cũng đã lập một đội ngũ quản lý Trạm với số lượng khoảng 10 người chủ yếu là kỹ sư môi trường, xây dựng, cơ điện. Đề xuất, Công ty nên bố trí 01 cán bộ trực tiếp tham gia quản lý Trạm để có những báo cáo, kịp thời xử lý các sự cố liên quan đến Trạm xử lý. Đồng thời nắm bắt các thông số, số liệu kỹ thuật như lượng nước thải được xử lý hàng ngày, lượng hóa chất tiêu thụ để xử lý, các sự cố, thông số ô nhiễm, sổ tay quản lý vận hành Trạm. Hàng tháng cán bộ này phải có báo cáo về tình hình hoạt động của Trạm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm xử lý.
- Bố trí một đội ngũ quản lý công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
Đội quản lý cải tạo, phục hồi môi trường của Công ty có nhiệm vụ quản lý các hoạt động liên quan đến cải tạo và bãi thải. Thực hiện đúng tiến độ cải tạo, phục hồi môi trường theo các giai đoạn trong dự án CTPHMT đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra các công trình cải tạo, phục hồi môi trường khi đưa vào sử dụng như Trồng cây, kè chắn bãi thải, bờ moong khai thác, san lấp moong, khu khai thác, mương rãnh thoát nước....Khi hoàn thành Công tác cải tạo, phục hồi môi trường phải tiến hành lập báo cáo hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Đề xuất một số giải pháp, áp dụng công nghệ mới trong quá trình khai thác