- Bài học kinh nghiệm trong nước: Từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3m3 nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...Mặt khác, môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn, đặc biệt tại khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong – TP. Hạ Long. Hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 - 5,2 lần; tại khu dân cư lân cận vượt TCCP 3,3 lần Thực tiễn công tác quản lý môi trường tại mỏ than
Mạo Khê: (trích luận văn quản lý môi trường mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh)
- Công tác hoàn thổ, phục hồi môi trường: Mỏ than Mạo Khê đã có nhiều cố gắng trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Năm 1996, công tác trồng cây cải tạo đất và môi trường mới được triển khai bước đầu ở các khu vực văn phòng, các công trường, phân xưởng. Đến nay công tác hoàn thổ, phục hồi môi trường đã có những bước tiến rõ rệt với việc trồng cây chống bụi tại các khu vực mặt bằng sân công nghiệp, nhà sàng, bãi thải, kho than và hai bên đường vận chuyển than.
Từ năm 2005 – 2009 mỏ than Mạo Khê đã tổ chức hoàn thổ, phục hồi môi trường với tổng khối lượng là 4.895.225 m3. Trong đó, năm 2008 mỏ đã tổ chức hoàn thổ tại 16 điểm lộ vỉa thuộc đất vườn, đất ở của nhân dân và dự án đầu tư sản xuất của đơn vị với tổng khối lượng 1.765.852m3, trồng hơn 16 ha cây xanh (chủ yếu là Bạch Đàn và Keo) tại các khu vực đã chấm dứt khai thác. Năm 2009 mỏ tiếp tục hoàn thổ phục hồi môi trường các điểm lộ vỉa theo dự án đầu tư sản xuất của công ty với tổng khối lượng 1,1 triệu tấn và trồng 48,9 ha cây xanh tại các vị trí đã ngừng khai thác.
- Công tác quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường và ứng phó sự cố môi trường:
Mỏ than Mạo Khê đã tiến hành đăng ký chủ nguồn thải theo Thông tư 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và định kỳ báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh 3 tháng/lần. Tại mỗi cửa lò, khu vực bảo dưỡng thiết bị được đặt thùng chứa chất thải nguy hại có thể tích 80l để thu gom toàn bộ các thành phần chất thải nguy hại, mỗi thùng có màu sắc khác nhau để thu gom với từng loại chất thải. Chất thải đã thu gom được chứa trong kho có mái che, biển báo sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý.
Rác thải sinh hoạt trong mỏ bao gồm rác thải từ quá trình sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực và của các đơn vị trong Công ty với khối lượng 800 kg/ngày được thu gom hàng ngày vào các thùng chứa và phân loại thành chất hữu cơ và vô cơ. Chất hữu cơ được tập trung và đổ vào một hố đào có kích thước 1m x1mx1m, có nắp bằng sắt hoặc bằng gỗ (nắp có thể di chuyển dễ dàng). Khi rác đầy sẽ tiến hành lấp hố bằng đất và trồng cây lên trên đồng thời tạo một hố khác để tiếp tục chứa rác. Chất vô cơ tập
trung vào thùng lớn và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đổ vào bãi rác thải theo quy hoạch của UBND huyện Đông Triều.
Đất đá thải sinh ra trong quá trình khai thác than có khối lượng ước tính khoảng 620.100 m3/năm từ hai nguồn chính là đất đá thải hầm lò và đất đá thải lộ vỉa. Đá từ hầm lò, đất đá lộ vỉa, thải sàng được vận chuyển đổ trên các bãi thải đã được quy hoạch theo quy định. Tại các bải thải hiện nay đã dừng việc đổ bãi thải cao và triển khai công tác cải tạo, phục hồi môi trường, tiến hành san gạt cắt tầng hạ độ cao để đảm bảo sự ổn định của bãi thải và trồng cây xanh tại các sườn tầng để hạn chế việc rửa trôi đất đá và mức độ ảnh hưởng của bãi thải.
- Bài học kinh nghiệm quốc tế: Ở Trung Quốc, sau ba thế kỷ bùng nổ ngành công nghiệp khai thác than đã gây ra những “thảm họa môi trường”, cụ thể: Người dân sống gần các mỏ than ở Trung Quốc đang phải gánh chịu tình trạng sụt lún đất nghiêm trọng, đòi hỏi chi phí khắc phục hàng chục tỷ USD do các công ty tư nhân muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng nên chỉ đào bên dưới và xung quanh khu dân cư, khiến nền móng các ngôi làng trở nên mất ổn định. Tính đến cuối năm 2014, khai thác than ở Trung Quốc gây ra 26.000 biến động địa chất, khiến 10.000 km2 diện tích đất bị ảnh hưởng. Trước tình trạng đó, Trung Quốc đang khuyến khích các nhà đầu tư biến những địa điểm khai thác mỏ bỏ hoang thành nơi thực hiện dự án khai thác điện gió và điện Mặt Trời. Lượng điện tạo ra từ năng lượng ánh sáng Mặt Trời hiện nay chỉ chiếm
0,6% tổng lượng điện của Trung Quốc, còn phong năng chiếm 3,6%. Bên cạnh đó, Trung Quốc có kế hoạch di dời người dân ra khỏi những khu vực khai thác không an toàn, cụ thể ở tỉnh Sơn Tây đã tiến hành di rời 655.000 người dân vào cuối năm 2017. Chi phí di dời ước tính khoảng 2,37 tỷ USD
Các nghiên cứu liên quan tới công tác quản lý môi trường trong khai thác