Khai thác hầm lòdo điều kiện môi trường làm việc độc hại và khó khăn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động xấu đến môi trường, qua thống kê có một số sự cố lớn gây hậu quả nghiêm trọng trong khai thác hầm lò:
- Bục nước, bục bùn: do tích tụ ở khu khai thác cũ hoặc tiềm ần túi nước trong địa tầng. Sự cố thường xảy ra khi đào lò chuẩn bị.
Để phòng ngừa sự cố:trước khi tiến gương cần khoan thăm dò trước gương, chuẩn bị tốt công tác thoát nước giảm thiểu tác hại khi xảy ra sự cố.
- Cháy nổ khí mỏ: chủ yếu do xuất khí Metan từ trong than đến nồng độ nguy hiểm tự gây nổ, do sự cố chập điện hoắc các tác nhân gây phát lửa.
Để phòng ngừa sự cố:tuyệt đối tuân thủ quy phạm an toàn trong hầm lò than và diệp thạch, tính toán thông gió đảm bảo yêu cầu, kiểm tra chặt chẽ công tác an toàn phòng nổ các thiết bị điện.
- Sập đổ lò: do đặc thù công việc hầm mỏ, điều kiện địa chất có nhiều sai khác với dự kiến, công tác chống giữ chưa phù hợp. Sự cố thường xảy ra nhiều ở lò chợ khai thác.
Đánh giá, dự báo giai đoạn sau khi kết thúc khai thác:
- Sụt lún địa hình: các khu khai thác hầm lò sau thời gian nén ép đất đá phá hỏa cũng có thể gây hiện tượng sụt lún địa hình; các cửa lò lấp bịt bị trôi sạt đất lấp tụt đổ đoạn cửa lò.
Biện pháp đề phòng: thường xuyên kiểm tra đặc biệt vào mủa mưa, phát hiện có hiện tượng sụt lún kịp thời tổ chức san lấp.
- Tác động xấu đến môi trường không khí: khí mỏ tích tụ thoát lên ống thoát khí cửa lò có thể có nhiều khí độc hại gây nguy hiểm cho người và gia súc.
Biện pháp phòng ngừa: thực hiện quan trắc định kỳ, theo dõi kiểm tra nếu môi trường không khí càng xấu đi cần kịp thời sử lý (rào chắn khu vực)
- Tác động xấu đến môi trường nước mặt: sau khi kết thúc khai thác không còn nước thải mỏ bơm lên từ hầm lò, chỉ còn nước mưa rửa trôi mặt bằng sân công nghiệp làm vùi lấp sông suối.
Biện pháp phòng ngừa: thực hiện đảm bảo công tác trồng cây phủ xanh cải tạo đất, khôi phục hố lắng, khơi thông dòng chảy.
Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường (CPM)