Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường (CPM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

3.2.2.1 Các phương án ci tc hồi môi trườngảo công

Để đáp ứng các yêu cầu cải tạo phục hồi môi trường cũng như mục tiêu cải tạo phục hồi môi trường đã phân tích lựa chọn là đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người, đưa ra hai phương án CPM như sau:

-Phương án I: Cải tạo hoàn thổ khai trường thành rừng phòng hộ.

-Phương án II: Cải tạo mặt bằng Văn phòng thành đất ở, các mặt bằng còn lại trồng rừng phòng hộ.

Khối lượng công việc CPM theo các phương án: a/Mô tả khái quát phương án CPM:

- Phương án I: nội dung bao gồm các công việc: lấp bịt các miệng lò, tháo dỡ các công trình trên mặt, cải tạo hoàn thổ các mặt bằng sân công nghiệp và phụ trợ tương tự trạng thái trước khi khai thác (tương đương rừng phòng hộ).

- Phương án II: mặt bằng Văn phòng +14 được cải tạo chuyển đổi thành đất ở (quy hoạch lại mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, cải tạo lại hệ thống cấp điện, cấp thoát nước), các mặt bằng còn lại được cải tạo hoàn thổ như phương án I.

b/Khối lượng công việc CPM:

- Đóng bịt cửa lò: thực hiện theo quy định đóng cửa mỏ (xây 2 tường chắn trong lò, lấp kín đoạn cửa lò bằng vật liệu không cháy, đặt ống thoát khí mỏ đối với cửa lò giếng, khai rãnh thoát nước cửa lò, rào ngăn và đặt biển cảnh báo khu vực cửa lò). - Tháo dỡ các công trình trên mặt: tháo dỡ toàn bộ các thiết bị, công trình xây dựng

không còn nhu cầu sử dụng.

- Cải tạo, hoàn thổ mặt bằng: san gạt tạo phẳng mặt bằng, trồng cây phủ xanh cải tạo

đất (riêng phương án II mặt bằng Văn phòng +14 được cải tạo chuyển đổi thành đất ở).

Tính toán chỉ số phục hồi đất theo các phương án:

Biểu thức tính chỉ số phục hồi đất: Ip = (Gm – Gp) / Gc (III-1)

- Gm : giá trị đất sau khi phục hồi

- Gp : tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng - Gc : giá trị nguyên thủy của đất trước khi mở mỏ

a/Giá trị đất sau khi phục hồi:

Giá trị đất sau khi phục hồi được tính theo công thức: Gm = ∑(Sm x gm)

+Sm : diện tích loại đất đưa vào sử dụng sau khi phục hồi

+gm : đơn giá loại đất theo mục đích sử dụng (theo quyết định số 3388/2012/QĐ- UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh).

3.2.2.2 So sánh các phương án, lựa chọn phương án tối ưu cho CPM

Bảng 3.1: Bảng so sánh các phương án cải tạo, phục hồi môi trường

STT Chỉ tiêu so sánh Phương án I Phương án II

1 Hiệu quả về bảo vệ môi trường

-Toàn bộ bề mặt các khu cải tạo được trồng phủ cây xanh tái tạo thảm thực vật.

-Hạn chế ô nhiễm môi trường: bụi, rửa trôi, cải tạo đất.

-Đất mặt chưa được phủ xanh hoàn toàn còn khả năng gây bụi, rửa trôi đất.

-Thành khu tập trung dân cư nguy cơ gây hại cho rừng đầu nguồn.

2 Hiệu quả về kinh tế xã hội

-Kinh phí đầu tư CPM thấp, phù hợp khả năng tài chính của Chủ đầu tư.

-Tạo vùng nguyên liệu gỗ cho phát triển kinh tế. -Chưa thay đổi giá trị sử dụng đất

-Tăng giá trị sử dụng đất, giải quyết chỗ ở ổn định cho công nhân mỏ và dân cư lân cận. -Kinh phí đầu tư lớn, cần có sự hỗ

trợ của địa phương: vay vốn, bán sản phẩm thu hồi vốn.

STT Chỉ tiêu so sánh Phương án I Phương án II

3

Tổ chức thi công, tính bền vững của công trình

-Phù hợp với năng lực lao động và thiết bị hiện có của Chủ đầu tư để thi công.

-Phù hợp nội dung CPM -Phù hợp Quy hoạch sử dụng đất hiện nay của tỉnh.

-Phải thuê thầu thi công các công trình chuyên biệt: máy lu lèn làm đường giao thông, hệ thống cấp điện hạ thế.

-Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Để lựa chọn được phương án tối ưu CPM cho Dự án khai thác, dựa trên các chỉ tiêu: đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo tính bền vững của công trình, phù hợp với điều kiện của địa phương.

=> Để đáp ứng các yêu cầu cải tạo phục hồi môi trường, cũng như mục tiêu cải tạo phục hồi môi trường cần phân tích lựa chọn phương án cải tạo sao cho đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người cụ thể:

- Cải tạo sụt lún do quá trình khai thác. - Cải tạo, phục hồi các bãi thải đất đá.

- Đóng bịt các miệng lò thông ra mặt đất sau khi kết thúc khai thác. - Tháo dỡ các thiết bị, công trình xây dựng không còn nhu cầu sử dụng. - Cải tạo, hoàn thổ các khu sân công nghiệp và phụ trợ.

Tính toán khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)