khoáng sản
Hiện tại, Công ty than Quang Hanh đang tiến hành khai thác mỏ theo 4 dự án (trong đó có 02 dự án khai thác hầm lò, 02 dự án khai thác than lộ thiên). Công ty đã thực hiện rất nghiêm túc các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường, xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình bảo vệ môi trường. Dưới đây là các thủ tục pháp lý và các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể:
- Dự án khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai – Công ty TNHH MTV than Quang Hanh thuộc xã Dương Huy, TP Cẩm Phả (Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác môi trường số 1019/QĐ-BTNMT ngày 02/06/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường số 1412/QĐ-BTNMT ngày 15/07/2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt).
- Dự án đầu tư xây dựng công trình điều chỉnh mở rộng nâng công suất mỏ than Ngã Hai (Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 594/QĐ-UBND ngày 03/03/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 211/QĐ- BTNMT ngày 24/02/2012 Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo phục hồi môi trường của dự án “Duy trì mở rộng khai thác lộ thiên mỏ than Ngã Hai do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt).
- Dự án Đầu tư khai thác xuống sâu dưới mức -50 mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh (Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1256/QĐ-BTNMT ngày 17/06/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Ngoài ra còn một số dự án hỗ trợ và phục vụ cho việc khai thác sản xuất than đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như: Trạm cấp phát xăng dầu, khu nhà ở của tập thể công nhân, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, Công trình phục vụ sản xuất...Các dự án này đều tuân thủ nghiêm chỉnh các thủ tục về môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại khu mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh được thực hiện hằng năm. Các thông số quan trắc như bụi, CO2, SO2, vi khí hậu, pH, BOD5, COD, DO, TSS, SO42- , Mn, Fe, Pb, Hg, As, Cd,
Coliform....Các kết quả cho thấy một số thông số ô nhiễm đã vượt chỉ tiêu cho phép như Bụi, pH, TSS, Fe, Mn... Dự án khai thác nước mặt tại khu mỏ than Ngã Hai được cấp giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt số 3477/GP-TNMT, ngày 28/12/2012; Thời hạn giấy phép: 10 năm; Công suất: 2.800 m3/ngày đêm;
- Việc xả thải Dự án khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai và Dự án duy trì mở rộng được cấp giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước số 4403/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 31/12/2009; Thời hạn giấy phép: 05 năm; Công suất xả thải: 4.540 m3/ngày đêm. Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, lưu giữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH và tuân thủ đúng theo thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại. Công ty than Quang Hanh cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số: 22.000.172.T, số lần cấp được thay đổi mỗi năm.
- Việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quyết định số 18/2013/QĐ- TTg ngày 29/3/2013 “về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản”. Trong đó, dự án 44 khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai đã ký hơn 3,6 tỷ đồng (đầy đủ); Dự án Duy trì mở rộng khai thác than lộ thiên mỏ than Ngã Hai đã ký gần 4 tỷ đồng (tổng số hơn 12 tỷ đồng). Đối với dự án điều chỉnh mở rộng nâng công suất và Dự án khai thác hầm lò xuống sâu -50 mỏ than Ngã Hai đang hoàn thiện các thủ tục để tiến hành ký quỹ. Rác thải sinh hoạt phát sinh được Công ty thu gom và thuê Công ty CP Thương mại Hải Đăng để vận chuyển, xử lý. Hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện theo quý (1 quý/1 lần). Ngoài ra Công ty luôn hoàn thành các loại thuế, phí môi trường như phí khai thác khoáng sản, phí nước thải công nghiệp....Hàng năm có báo cáo định kỳ về môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, Cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cẩm Phả. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo đúng cam kết.
2.3.1.1 Tổ chức thực hiện
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
CÁN BỘ THỰC HIỆN (02 NGƯỜI)
Hiện tại, Công ty có một bộ phận làm quản lý môi trường theo hình thức bán chuyên trách, cụ thể Phòng Đầu tư – Môi trường là đơn vị quản lý trực tiếp các hồ sơ, thủ tục và các dự án đầu tư về môi trường. Công ty bố trí 02 cán bộ trực tiếp phụ trách các vấn đề môi trường. Mô hình tổ chức quản lý môi trường của Công ty được nêu trong sơ đồ sau:
Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý môi trường của Công ty Than Quang Hanh Nguồn: Công ty Than Quang Hanh
Hai cán bộ môi trường này đều là các kỹ sư, thạc sỹ có trình độ, chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Nhiệm vụ của các cán bộ môi trường này là tham mưu và xây dựng các kế hoạch thực hiện các thủ tục về môi trường cho Ban Lãnh đạo công ty. Các cán bộ này thường là kiêm nhiệm, với khối lượng công việc như hiện nay thì với nhân sự như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu. Tuy được đào tạo đúng chuyên môn nhưng kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, nhiều vấn đề vượt quá khả năng và nhiệm vụ được giao. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý môi trường thì việc cấp thiết phải thành lập một bộ phận môi trường riêng biệt với các cán bộ giàu kinh nghiệm và được đào tạo đúng chuyên môn. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như phòng TNMT Cẩm Phả; Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về môi trường.
b, Cam kết:
Công ty đã có chính sách môi trường khi đưa mỏ vào hoạt động với nội dung như sau:
Chúng tôi cam kết thực hiện quản lý môi trường một cách trách nhiệm trong tất cả các hoạt động của công ty.
Chúng tôi sẽ:
Tuân thủ yêu cầu của pháp luật đối với khai thác khoáng sản.
Chấp hành các yêu cầu khác về môi trường mà công ty đã cam kết
Thiết lập và rà soát các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường để ngăn chặn ô nhiễm đảm bảo liên tục cải thiện các hoạt động môi trường trong quá trình khai thác.
Tăng cường nhận thức về môi trường trong tất cả các hoạt động của công ty.
Kết quả đạt được
c, Lập kế hoạch:
Kế hoạch được xây dựng như sau: Công ty thực hiện và duy trì thủ tục xác định và đánh giá khía cạnh môi trường để xác định và quản lý các khía cạnh môi trường phát sinh trong mọi hoạt động của công ty. Các việc được thực hiện để triển khai xác định các khía cạnh môi trường bao gồm:
- Nhận diện khía cạnh môi trường
- Xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường đáng kể - Cập nhật các khía cạnh môi trường khi có thay đổi
Kết quả đạt được:
Đã xác định được các khía cạnh môi trường đáng kể. Cụ thể các khía cạnh môi trường đáng kể bao gồm: Chất thải nguy hại, tiếng ồn, khí thải, nhiệt, nước thải và sự cố cháy nổ, sập hầm lò…
Xác định được các chỉ tiêu môi trường cần quan trắc từ những khía cạnh môi trường đáng kể được phân tích ra. Trong đó bao gồm:
- Môi trường nước mặt và môi trường nước thải (18 chỉ tiêu): Nhiệt độ, pH, độ đục, độ dẫn, DO, TDS, COD, BOD5, amoni, nitrit, nitrat, tổng N, Photphat, tổng P, Cu, Zn, Tổng dầu mỡ, Coliform.
- Môi trường không khí xung quanh và môi trường khí sản xuất (5 chỉ tiêu): Bụi lơ lửng, Ồn, SO2, NO2, CO
- Môi trường khí thải (8 chỉ tiêu): Vi khí hậu (Nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm) độ ồn, bụi tổng, CO, NO2, SO2
d, Tổ chức thực hiện:
Tiến hành quan trắc, phân tích, tổng hợp các chỉ tiêu môi trường được thống kê tại bảng II.11- II.13 của luận văn, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện quản lý môi trường như sau: Lập kế hoạch quan trắc định kỳ môi trường hàng năm: kế hoạch được công ty thực hiện đúng từ khi đi vào hoạt động tới nay và làm căn cứ để tiến hành xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ.
- Kết quả quan trắc môi trường định kỳ khu mỏ Đông Bắc Ngã Hai, hiện trạng môi trường được tóm tắt và so sánh với thời điểm khai thác:
Hiện trạng môi trường không khí:
Chất lượng môi trường không khí được đánh giá qua các chỉ tiêu đặc trưng: điều kiện vi khí hậu, độ ồn, bụi lơ lửng và các chất khí cơ bản.
Hiện trạng môi trường không khí khu ngoài yếu tố độ ồn và bụi do các phương tiện vận tải, sàng sơ tuyển than gây lên tại cửa lò +32 và mặt bằng kho than, cơ bản môi trường không khí đảm bảo theo quy chuẩn cho phép.
Bảng 2.11 : Bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường không khí tại các thời điểm STT Thông số Đánh giá theo TC, QC Đơn vị Giá trị TC, QC cho phép
Kết quả quan trắc (vị trí/so sánh thời điểm quan trắc)
Cửa lò+32ĐB Kho than ĐB Đường VT MB văn phòng
6/2013 6/2017 6/2013 6/2017 6/2013 6/2017 6/2013 6/2017 1 Nhiệt độ TCVSLĐ3733/2002/BYT 0C 30 29,3 29 30,1 30,3 29,8 30,2 29,7 29,9 2 Độ ẩm TCVSLĐ3733/2002/BYT % 80 78,6 83 80,2 88 78,6 80,6 80,7 82,4 3 Tốc độ gió TCVSLĐ3733/2002/BYT m/s 1,5 1,21 1,39 1,57 1,58 0,89 0,91 1,72 1,68 4 Độ ồn TCVSLĐ3733/2002/BYT dBA 85 71,0 73,5 65,0 69,6 68,0 74,3 62,0 62,8 5 Bụi lơ lửng QCVN05/2013-BTNMT mg/m3 0,3 0,32 0,38 0,35 0,38 0,25 0,31 0,15 0,16 6 Khí CO QCVN05/2013-BTNMT mg/m3 30,0 1,61 1,67 2,02 2,8 1,86 2,08 1,36 1,4 7 Khí SO2 QCVN05/2013-BTNMT mg/m3 0,35 0,058 0,068 0,071 0,072 0,063 0,071 0,035 0,049 8 Khí NO2 QCVN05/2013-BTNMT mg/m3 0,2 0,032 0,045 0,045 0,068 0,033 0,045 0,019 0,018
Nguồn: Công ty Cp Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
Nhìn chung chi số bụi lơ lửng, độ ẩm, nhiệt độ năm 2017 vượt quá giá trị tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép tuy nhiên không nhiều. Nguyên nhân, do quá trình sàng than, lọc than, vận chuyển trong quá trình khai thác.
Hiện trạng cấu tạo địa chất, địa chất công trình:
Địa tầng chứa than mỏ Đông Bắc Ngã Hai thuộc giới trung sinh Mezozoi (MZ), hệ Trias (T), thống thượng (T3), bậc Nori-reti (T3n-r), hệ tầng Hongai (T3n-rhg); Trên mặt địa hình là lớp đất phủ đệ tứ (Q) và không có hang động Cactơ.
Giới hạn khai thác của Dự án gồm 4 vỉa than 7, 6, 5 và 4 thuộc phân hệ tầng Hongai giữa (T3n-rhg2). Đá vách và trụ các vỉa than có đặc điểm cơ lý sau:
Đá vách các vỉa than (phạm vi 25m) thường gặp nhiều theo sự xắp xếp: trên than là sét kết, bột kết, cát kết (cá biệt có cát kết nằm ngay trên than); vách trực tiếp phổ biến là bột kết, vách cơ bản là cát kết, còn sét kết chỉ là vách giả dễ sập đổ.
Đá trụ các vỉa than (phạm vi 15m) thường gặp nhiều theo sự xắp xếp: dưới than là sét kết, bột kết, cát kết, rất hiếm thấy sạn kết.
Hiện trạng địa chất thủy văn: a, Nước trên mặt:
Nước trên mặt chủ yếu là nước mưa, tồn tại ở một suối chính như suối Ngã Hai, suối Lép Mỹ.
Các suối đều nhỏ, lòng hẹp, lưu lượng về mùa mưa Qm = 0,33 ÷19,6 l/s, về mùa khô lưu lượng nước Qk = 0,02 ÷ 0,1 l/s.
Thành phần hóa học: mùa mưa có chứa nhiều clorua, bicacbonat natrikali; mùa khô có chứa nhiều bicacbonat clorua natrikali; đều thuộc loại nước nhạt M<0,1g/l, pH<7, ít cặn và không sủi bọt, lượng hấp thụ xà phòng ít S<600g/cm3
.
b, Nước dưới đất:
Nước dưới đất chủ yếu là nước mưa thẩm thấu tồn tại trong nham thạch dưới đất trong khu vực được chia thành hai tầng chứa nước:
- Tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ (Q): nham thạch chứa nước chủ yếu là cát, sét pha sỏi; nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, động thái thay đổi theo mùa, trữ lượng
ít, dễ tháo khô; thành phần hóa học về mùa mưa chủ yếu là bicacbonat clorua canxi, mùa khô chủ yếu là bicacbonat natrikali; thuộc loại nước nhạt trung bình, không sủi bọt.
+ Tầng chứa nước trong trầm tích chứa than (T3n-rhg2): nham thạch chứa nước là sạn kết, cát kết và than kíp lê; nham thạch ít chứa nước là bột kết, sét kết, sét than và các vỉa than cám; nước chủ yếu chứa trong các kẽ nứt, các nham thạch hạt thô được xắp xếp xen kẽ hạt mịn nên nước vận động và lưu thông trong tầng mang tính chất áp lực; thành phần hóa học thuộc loại nước axit yếu pH = 5,8 ÷7,9; không màu, không mùi, nhạt đến siêu nhạt.
Hiện trạng môi trường nước thải mỏ:
Chất lượng nước thải mỏ được đánh giá qua các chỉ tiêu: độ pH, cặn lơ lửng, hàm lượng sắt, Mangan, BOD5, COD, kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd), coliform.
Hiện trạng chất lượng nước thải bơm từ lò ra cơ bản đảm bảo theo quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT.
Hiện trạng môi trường nước mặt:
Chất lượng nước mặt được đánh giá qua các chỉ tiêu: độ pH, hàm lượng Oxy hòa tan (DO), cặn lơ lửng, hàm lượng sắt, BOD5, COD, các kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd), coliform.
Hiện trạng môi trường nước mặt được quan trắc theo QCVN 08:2008/BTNMT, chi tiết theo bảng sau:
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước thải tại các thời điểm
STT Thông số Đánh giá theo
TC, QC Đơn vị Giá trị QCCP
08:2008/BTNMT
Kết quả quan trắc (vị trí/thời điểm quan trắc)
Cửa lò+32ĐB Cửa lò+32TN PX Cơ điện VT
6/2015 6/2017 6/2015 6/2017 6/2015 6/2017 1 Độ pH QCVN40:2011/BTNMT - 5,5÷9,0 6,25 6,03 6,41 6,37 6,78 6,48 2 TSS QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 90 66 88 54 85 64 90 3 Fe QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 4,5 1,33 1,51 1,41 1,42 1,23 1,36 4 Mn QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 0,9 0,58 0,8 0,73 0,81 0,07 0,58 5 BOD5 QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 45 9,3 35 15,3 35 30,2 29 6 COD QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 135 22,6 75 29,6 75 76,1 46 7 Hg QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 0,009 Kph 0,0003 Kph 0,0004 Kph 0,0003 8 As QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 0,9 0,005 0,022 0,005 0,002 Kph 0,002 9 Pb QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 0,45 0,006 0,015 0,004 0,004 Kph 0,003 10 Cd QCVN40:2011/BTNMT mg/l Cmax 0,009 0,0005 0,004 Kph 0,002 Kph 0,002 11 Coliform QCVN40:2011/BTNMT MPN/100ml 5000 1230 1780 2310 2255 4560 815
Nguồn: Công ty Cp Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
Qua bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước thải tại các thời điểm, có thể thấy về cơ bản 11 thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép 08:2008/BTNMT, cá biệt chỉ có thông số TSS (chất rắn lơ lửng), BOD5 năm 2017 có xu hướng tăng tuy nhiên chưa vượt quy chuẩn cho phép.
Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt:
Chất lượng nước sinh hoạt được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu vật lý: độ pH, độ đục (NTU), độ cứng (tính theo CaCO3). - Chỉ tiêu hóa học: hàm lượng Fe, As, Mn, Nitrat.
2.13 Bảng tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước sinh hoạt tại MB văn phòng
STT Thông số Đơn vị Kết quả quan trắc QCCP
2014 2015 2016 2017