2.4.2.1 Thực trạng chung tại các cơ sở khai thác khoáng sản
a, Hệ thống văn bản pháp luật:
- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa chặt chẽ, cụ thể và thiếu đồng bộ:
Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta đã được quan tâm (khoảng 300 văn bản). Việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2015) và các văn bản dưới luật để cụ thể Luật này đã góp phần tạo nên môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tuy vậy, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay vẫn còn chưa đầy đủ, hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ: thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện bảo vệ môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; thiếu quy định cụ thể khuyến khích sử dụng các sản phẩm dán nhãn sinh thái… Rất nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, nhưng nội dung từng lĩnh vực vẫn chưa được tập hợp một cách có hệ thống. Ví dụ, về lĩnh vực quản lý chất thải gây hại, đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về quản lý chất thải nguy hại, nhưng chỉ đến khi Chính phủ ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại ngày 16/7/1999 thì công tác quản lý này mới được định nghĩa đầy đủ, là “các hoạt động kiểm soát chất
thải nguy hại trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ”.
Một vấn đề khác là tính ổn định của văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không cao. Có những văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung, như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đến ngày 28/2/2008 đã phải sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 21/2008/NĐ-CP. Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, bổ sung nguồn nhân lực và các trang thiết bị cần thiết, nhất là cho các tổ chức cấp cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý cũng không có trong quy định. Bên cạnh đó, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban hành ngày 2/4/2008 tuy có bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạmbằng Nghị định số 21/2008/NĐ-CP. Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, bổ sung nguồn nhân lực và các trang thiết bị cần thiết, nhất là cho các tổ chức cấp cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý cũng không có trong quy định. Bên cạnh đó, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban hành ngày 2/4/2008 tuy có bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn chưa bổ sung thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người, tang vật, phương tiện hay khám xét…) cũng như các quy định được sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, truy tìm đối tượng, thu thập chứng cứ, phân tích dấu vết vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.Cụ thể trong lĩnh vực quản lý, hoạt động khai thác khoáng sản cũng bộc lộ nhiều bất cập. Mặc dù Luật Khoáng sản đã có hiệu lực từ 1-7-2011 nhưng đến nay vẫn còn thiếu văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật dẫn đến khó cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi pháp luật về khoáng sản. Chưa kể chế tài xử lý đối với các hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than trái phép chưa đủ mạnh, chưa có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ có hiệu quả của các địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh về kiểm tra, xử lý, giải toả các bến bãi, chế biến trái phép, các trường hợp kinh doanh than không đủ điều kiện. Và mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, chế biến tiêu thụ than gây ra.
b, Sự quản lý của cấp chính quyền còn thiếu chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường:Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề "nóng" trên phạm vi cả nước, không phải là vấn đề riêng của địa phương nào. Tuy nhiên, sự phối hợp mang tính liên tỉnh, liên vùng nhằm đối phó với tình trạng này vẫn còn nhiều bất cập.
Việc đề ra những yêu cầu về môi trường theo một “chuẩn” chung là rất khó, do đó vẫn còn nhiều địa phương đưa ra những tiêu chuẩn thấp về môi trường (một phần còn do tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư). Như vậy, nếu dự án gây ô nhiễm bị từ chối cấp phép ở tỉnh này nhưng lại được cấp phép ở tỉnh khác thì tình hình ô nhiễm sẽ rất khó giải quyết. Đây có thể là kết quả của việc thiếu một quy chế rõ ràng và nhất quán về việc hạn chế gây ô nhiễm, trong đó phải có sự phối hợp của các địa phương.
Cơ chế phối hợp giữa lực lượng chuyên trách về quản lý môi trường và các thành phần có chức năng giám sát môi trường khác còn chưa chặt chẽ. Việc thiếu những hoạt động phối hợp cụ thể như tuyên truyền, đào tạo, giáo dục về môi trường cũng khiến cho ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc tự giác tham gia bảo vệ môi trường chưa cao.
Tình trạng bị động và đùn đẩy trách nhiệm cũng là một thực tế khó có thể chấp nhận. Việc tố giác, khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường của người dân địa phương tại một số nơi không được coi trọng. Các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, cấp cơ sở như công an, ban môi trường, trật tự đô thị xã (phường, thị trấn) có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, làm ngơ trước những thiệt hại về sức khoẻ, về tài sản của người dân đang phải sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Việc phải qua rất nhiều tầng, nấc hành chính trước khi vấn đề môi trường được nhận thức và giải quyết đang gây ra nhiều thiệt hại không đáng có, làm mất lòng tin của người dân, tạo ra ý thức coi thường pháp luật của các chủ cơ sở sản xuất.
Công tác thanh, kiểm tra các đơn vị khai thác khoáng sản dù đã được tăng cường nhưng vẫn còn một số bất cập. Đến nay, chưa có một hệ thống thanh tra chuyên ngành thống nhất về khai thác khoáng sản từ Trung ương đến địa phương, bên cạnh đó lực lượng thanh tra ở địa phương còn quá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên môn
cũng như nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành dẫn đến chưa kiểm soát được hết những sơ hở trong quá trình quản lý, khai thác, vận hành ở các mỏ khai thác khoáng sản. c, Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức:
Một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường tại nước ta bắt nguồn từ những yếu kém của khâu đầu tiên trong quá trình phê duyệt và cấp phép dự án đầu tư, trong đó, hoạt động thẩm định và đánh giá tác động môi trường còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng của báo cáo đánh giá tác động môi trường còn thấp, chất lượng thẩm định của hội đồng thẩm định dự án chưa cao.
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan, các chủ đầu tư phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây là công cụ quản lý môi trường được áp dụng cho từng dự án cụ thể nhằm đánh giá mức độ và phạm vi tác động môi trường của dự án, đồng thời đưa ra các giải pháp để giảm thiểu, hạn chế tác động tiêu cực vào môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập và thẩm định trước để đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của dự án với mục đích tham mưu cho cấp lãnh đạo đồng ý cho triển khai đầu tư dự án hay không. Song, thực tế cho thấy các báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn còn được lập một cách máy móc, rập khuôn, không thể hiện hết các tác động, đặc biệt là các tác động tiềm tàng của dự án, gây khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian cho công tác thẩm định. Hoạt động thẩm định và đánh giá tác động môi trường đang gặp phải nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định và phê duyệt chưa cao. Điều này bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như:
- Do các dự án thuộc nhiều loại hình khác nhau, từ công nghiệp nặng đến các ngành công nghiệp nhẹ, trong khi các Sở Tài nguyên và Môi trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá tác động môi trường của các dự án này.
- Việc thiếu chuyên gia am hiểu từng lĩnh vực tham gia vào hội đồng thẩm định để phản biện những vấn đề liên quan đến môi trường của từng hoạt động riêng biệt cũng là một nhân tố khiến cho kết quả vả chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường không cao.
- Trình độ của đội ngũ chuyên gia tham gia vào hội đồng thẩm định có vai trò quyết định đối với chất lượng của khâu thẩm định và đánh giá, do các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của mình và am hiểu về lĩnh vực môi trường. . Tuy nhiên, thành phần của hội đồng thẩm định được quy định như hiện nay chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong đánh giá. Luật đã quy định, 50% số thành viên của hội đồng thẩm định là các nhà môi trường, nhưng chưa nêu rõ các yêu cầu về trình độ, bằng cấp. Cũng do quy định chưa rõ ràng nên đã xảy ra trường hợp thành viên tham gia hội đồng thẩm định có kiến thức về đánh giá tác động môi trường nhưng không hiểu biết nhiều về tính chất dự án cần thẩm định, hoặc am hiểu về dự án nhưng lại không có kiến thức về đánh giá tác động môi trường, hoặc cả hai. Việc thiếu đại diện của chính những người dân sinh sống xung quanh khu vực dự án được thực hiện cũng khiến cho việc đánh giá thiếu khách quan, trong khi họ chính là đối tượng chịu tác động mạnh nhất khi dự án đi vào thực hiện và có vấn đề về môi trường.
2.4.2.2 Đối với công tác quản lý môi trường tại Công ty Than Quang Hanh:
* Nguồn nhân lực phục vụ công tác Quản lý môi trường còn thiếu về số lượng. Hiện nay chỉ có 2 người làm công tác Quản lý môi trường.
* Vẫn chưa khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm bụi, tiếng ồn, môi trường đất, nước trong các giai đoạn của quá trình khai thác, cụ thể:
Quá trình khai thác gây ảnh hưởng đến môi trường như sau:
-Tác động đến môi trường không khí: khí mỏ qua thông gió hầm lò, hoạt động của các thiết bị xúc bốc, vận tải gây tiếng ồn, bụi và phát sinh khí thải.
-Tác động đến môi trường nước: hạ thấp mực nước ngầm, nước mỏ bơm ra có nhiều thành phần lý hóa học ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt.
-Tác động đến bề mặt địa hình, môi trường đất: phá hủy bề mặt thảm thực vật, moong khai thác tạo hố mỏ, bãi thải ngoài có sườn dốc.
-Tác động đến các hoạt động kinh tế trong vùng: góp phần tăng sản lượng than cung cấp cho thị trường, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện.
Đánh giá, dự báo các tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn đang khai thác: Khai thác hầm lò do điều kiện môi trường làm việc độc hại và khó khăn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động xấu đến môi trường, qua thống kê có một số sự cố lớn gây hậu quả nghiêm trọng trong khai thác hầm lò:
- Bục nước, bục bùn: do tích tụ ở khu khai thác cũ hoặc tiềm ần túi nước trong địa tầng. Sự cố thường xảy ra khi đào lò chuẩn bị.
Để phòng ngừa sự cố:trước khi tiến gương cần khoan thăm dò trước gương, chuẩn bị tốt công tác thoát nước giảm thiểu tác hại khi xảy ra sự cố.
- Cháy nổ khí mỏ: chủ yếu do xuất khí Metan từ trong than đến nồng độ nguy hiểm tự gây nổ, do sự cố chập điện hoắc các tác nhân gây phát lửa.
Để phòng ngừa sự cố:tuyệt đối tuân thủ quy phạm an toàn trong hầm lò than và diệp thạch, tính toán thông gió đảm bảo yêu cầu, kiểm tra chặt chẽ công tác an toàn phòng nổ các thiết bị điện.
- Sập đổ lò: do đặc thù công việc hầm mỏ, điều kiện địa chất có nhiều sai khác với dự kiến, công tác chống giữ chưa phù hợp. Sự cố thường xảy ra nhiều ở lò chợ khai thác. Đánh giá, dự báo tác động môi trường giai đoạn sau khi kết thúc khai thác:
- Sụt lún địa hình: các khu khai thác hầm lò sau thời gian nén ép đất đá phá hỏa cũng có thể gây hiện tượng sụt lún địa hình; các cửa lò lấp bịt bị trôi sạt đất lấp tụt đổ đoạn cửa lò.
Biện pháp đề phòng: thường xuyên kiểm tra đặc biệt vào mủa mưa, phát hiện có hiện tượng sụt lún kịp thời tổ chức san lấp.
- Tác động xấu đến môi trường không khí: khí mỏ tích tụ thoát lên ống thoát khí cửa lò có thể có nhiều khí độc hại gây nguy hiểm cho người và gia súc.
Biện pháp phòng ngừa: thực hiện quan trắc định kỳ, theo dõi kiểm tra nếu môi trường không khí càng xấu đi cần kịp thời sử lý (rào chắn khu vực)
- Tác động xấu đến môi trường nước mặt: sau khi kết thúc khai thác không còn nước thải mỏ bơm lên từ hầm lò, chỉ còn nước mưa rửa trôi mặt bằng sân công nghiệp làm
vùi lấp sông suối.
Biện pháp phòng ngừa: thực hiện đảm bảo công tác trồng cây phủ xanh cải tạo đất, khôi phục hố lắng, khơi thông dòng chảy.
Kết luận chương 2
Công ty Than Quang Hanh đã có quy trình quản lý môi trường cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cụ thể. Từ hiện trạng công tác quản lý của công có thể thấy được công ty đã có ý thức trong việc xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát môi trường riêng cho mình. Việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo 3 lĩnh vực (kiểm soát ô nhiễm, phục hồi môi trường, nâng cao năng lực thể chế...) đã có những kết quả tương đối tích cực. Tuy nhiên, do việc xem xét, cải thiện hệ thống quản lý môi trường còn chưa kịp thời nên vẫn còn xuất hiện các vấn đề trong quá trình khai thác, vận hành mỏ. Bên cạnh đó việc chưa định hướng được một hệ thống quản lý môi trường phù hợp cho công tycũng là một nguyên nhân dẫn tới các hạn chế. Một hệ thống quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế ở công ty sẽ giúp công ty có thể giảm thiểu được các hạn chế còn tồn tại cũng như góp phần giảm thiểu sự rời rạc tạo mối liên kết giữa các bước đưa hệ thống quản lý môi trường vận hành trơn tru hơn. Đây cũng là tiền đề để tác giả đề xuất các giải pháp tại Chương III của luận văn.
GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG MỎ THAN CHƯƠNG 3
ĐÔNG BẮC NGÃ HAI