khoáng sản ở Việt Nam
Công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề tương đối nóng bỏng, nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả thông qua các nghiên cứu, điển hỉnh:
quát về công tác quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường tại Nghệ An, Nghiên cứu đã thể hiện rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với BVMT trên địa bản tỉnh Nghệ An: “Trong những năm gần đây, công tác quản lý khoáng sản và BVMT trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả trong công tác BVMT cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đang tạo ra nhiều áp lực lên môi trường, như khai thác quặng thiếc, vàng sa khoáng, chế biến khoáng sản ở một số khu tiểu thủ công nghiệp... Do vậy, công tác BVMT đối với lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nhiều thách thức cần phải giải quyết, đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ, sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành và ý thức của người dân”
Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp để nâng cao công tác BVMT trong khai thác khoáng sản:
“Về thể chế, chính sách: Xây dựng chế tài đủ mạnh để xử lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng không đầu tư xây dựng các công trình BVMT, cũng như hệ thống xử lý chất thải, khí thải...
Xây dựng thể chế rõ ràng, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và môi trường đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Trung ương và địa phương; giữa UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã); giữa các Sở, ban ngành cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản và môi trường, nhằm tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Xây dựng chính sách đồng bộ đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường, đặc biệt là dự án xây dựng công tyxử lý nước thải tập trung.
Về tổ chức thực hiện: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản dưới nhiều hình thức và phương pháp phù hợp. Tập trung phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, nhất là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh.
Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, có năng lực quản lý và công nghệ hiện đại tham gia thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản quan trọng và chiến lược.
Xây dựng chiến lược bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản quý hiếm, khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhằm khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, gắn với công tác BVMT.
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm tận thu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm từ khoáng sản. Xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, tiểu công nghiệp chế biến sâu khoáng sản và các làng nghề, để nâng cao sức cạnh tranh, thu hút đầu tư.
Trong hoạt động khoáng sản cần phải giảm bớt thủ tục tiền kiểm, tăng cường công tác hậu kiểm và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư bằng các giải pháp: Chuyển chức năng tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM và Cam kết BVMT cho đơn vị tư vấn thực hiện; Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung của Báo cáo ĐTM và Cam kết BVMT; Cơ quan tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tính thực tiễn của Báo cáo ĐTM và Cam kết BVMT.
Về nguồn lực: Đối với cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa phương: Tiếp tục, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước, công nghệ kỹ thuật khai thác chế biến khoáng sản. Đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, BVMT... cho giám đốc các doanh nghiệp, giám đốc điều hành mỏ, đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Quy định về trang bị, phương tiện, phòng thí nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với hoạt động khoáng sản và nguồn kinh phí để thực hiện”.
b, Báo cáo phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Trường đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội cũng đã chỉ ra những tác động, ảnh hưởng của công tác khai thác đến môi trường và con người để từ đó đề xuất các giải pháp, khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, hiệu quả và hạn chế những ảnh hướng xấu tới môi trường,
Kết luận chương 1
Việc xây dựng một hệ thống công tác quản lý môi trường trong đơn vị khai thác khoáng sản là điều không thể thiếu trong tình hình hiện nay. Một hệ thống quản lý môi trường tốt có thể giúp cho đơn vị khai thác gia tăng được các lợi ích trong quá trình khai thác, vận hành cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực cho môi trường cũng như xã hội. Khi tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý môi trường cần tiến hành đủ các nội dung chính gồm: Chính sách môi trường; Lập kế hoạch; Thực hiện; Đo và đánh giá; Xem xét và cải tiến. Để tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý môi trường phù hợp với mục tiêu phát triển cũng như đặc điểm hoạt động và quy mô của đơn vị khai thác cần phải nắm vững được các điều kiện cụ thể hiện tại về quy định của nhà nước như các luật, thông tư… liên quan tới xây dựng một hệ thống quản lý môi trường; cũng như về đặc điểm của đơn vị khai thác như quy mô, điều kiện tự nhiên xung quanh và các kinh nghiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường từ các đơn vị khai thác khác. Bên cạnh việc thực hiện xây dựng một hệ thống quản lý môi trường phù hợp, các công cụ kinh tế, pháp luật chính sách, kỹ thuật quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý môi trường. Các công cụ này bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng lên hệ thống quản lý môi trường còn giúp đơn vị khai thác đánh giá được hoạt động của hệ thống quản lý môi trường đó. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường hay hoạt động của hệ thống quản lý môi trường của đơn vị khai thác khoáng sản bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. Trong đó nhân tố chủ quan chủ yếu là do nguồn nhân lực còn nhân tố khách quan gồm các nhân tố như hệ thống
chính sách pháp luật, sự phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường sở tại, cơ sở hạ tầng, chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn, lợi ích tiềm tàng…
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ CHƯƠNG 2
THAN ĐÔNG BẮC NGÃ HAI TỈNH QUẢNG NINH