Thuế và phí môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 30)

Thuật ngữ thuế và phí môi trường thường được sử dụng để chỉ khoản thu với hai mục đích: Tạo động lực giảm phát thải ô nhiễm và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Có hai loại thuế/phí môi trường chính: Thuế đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường (thuế Pigovian), và thuế nguyên liệu/sản phẩm (hay còn gọi là thuế gián tiếp). Hiện tại ở Việt Nam, loại thuế/phí đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường đang được áp dụng dưới hình thức phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải, đối với chất thải rắn và khai thác khoáng sản.

Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 đã quy định về phí BVMT đối với nước thải. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện, phí BVMT đối với nước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý còn lúng túng trong cách thu và tính phí. Các doanh nghiệp còn tìm cách trốn tránh và nợ phí. Kết quả là tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp. Phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy

hại được quy định trong nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007. Ngoài ra, phí vệ sinh được áp dụng 2003 theo quy định tại Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, khoản thu từ các khoản phí này không đủ bù đắp chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn. Ngoài ra, các văn bản hiện tại không quy định rõ trách nhiệm thu phí của các đơn vị, tổ chức nên việc thu phí ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thu phí còn gặp nhiều khó khăn do đối tượng phải nộp phí chưa tự giác thực hiện nghĩa vụ này. Còn tình trạng doanh nghiệp kê khai sản lượng khai thác thấp hơn thực tế để giảm số phí phải nộp.

Ngoài ba loại phí thuộc nhóm thuế/phí Pigouvan nêu trên còn có Luật Thuế BVMT mới được thông qua và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2011. Đây là quy định thuế đánh vào nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm 8 nhóm sản phẩm: xăng dầu, than, môi chất làm sạch chứa HCFC, túi nhựa xốp (túi nilon) và nhóm hạn chế sử dụng như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối và thuốc khử trùng kho. Một điểm đáng lưu ý là thuế BVMT được định nghĩa là “loại thuế giãn thu, thu vào một số sản phẩm, hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường”. Định nghĩa này là định nghĩa hẹp của thuế BVMT vì mới đề cập đến loại thuế nguyên liệu/sản phẩm chứ chưa bao hàm loại thuế đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường. Ưu điểm của việc áp dụng thuế BVMT đối với nguyên liệu/sản phẩm là dễ tính toán và dễ áp dụng. Nhược điểm, loại thuế này chỉ khuyến khích gây ô nhiễm mà không khuyến khích đầu tư xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy, tác động giảm ô nhiễm của loại thuế này chỉ là tác động gián tiếp (thông qua việc sản xuất ít đi) chứ không phải tác động trực tiếp vào quá trình phát thải ô nhiễm. Đối với những hàng hóa thuộc loại xa xỉ thì loại thuế này có tác dụng nhiều trong việc hạn chế ô nhiễm (thông qua hạn chế tiêu dùng/sản xuất) nhưng với hàng hóa thiết yếu thì loại thuế này ít có tác dụng giảm ô nhiễm.

Thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường trong quản lý khai thác than tại mỏ đông bắc ngã hai tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)