Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 66)

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý của thanh toán quốc tế áp dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nuớc, mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quán và trình độ phát triển; chính vì vậy, luật pháp giữa các nuớc thuờng là khác nhau. Tuy nhiên, khi tham gia vào các hoạt động quốc tế, các nuớc đều bình đẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của một nuớc nào đó áp đặt buộc nuớc khác phải theo. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn luật pháp giữa các nuớc trong quan hệ quốc tế, nguời ta đã xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất để điều chỉnh các hoạt động quốc tế mà trong đó có TTQT.

Duới đây là những văn bản chủ yếu điều chỉnh TTQT theo tính chất pháp lý giảm dần:

Luật và công ước quốc tế:

- Công uớc LHQ về HĐMB quốc tế (United Nations convention of contracts for the international sale of goods - Wien Convention 1980)

- Công uớc Geneve 1930 về Luật thống nhất hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange - ULB 1930)

- Công uớc LHQ về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange anf International Promissory Note - UN convention 1980)

- Công uớc Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve convention for check) - Các nguồn luật và công uớc quốc tế về vận tải và bảo hiểm

- Các hiệp định song phương và đa phương...

Các nguồn luật quốc gia:

- Bộ luật dân sự - Luật thương mại

- Pháp lệnh ngoại hối và nghị định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối. - Luật các công cụ chuyển nhượng

Thông lệ và tập quán quốc tế

- Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit - gọi tắt là UCP). Hiện nay phiên bản mới nhất và cũng là phiên bản được áp dụng nhiều nhất là UCP 600. UCP là tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP (subject to UCP...)

- ISBP 681 về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ trong phương thức thư tín dụng của Phòng thương mại quốc tế phát hành.

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu hiện hành có hiệu lực từ tháng 6/1995. Viết tắt là URC522 (Uniform rules for collections as ICC Publication No 522). Khi Quy tắc URC 522 được dẫn chiếu trong Lệnh nhờ thu (Collections) thì tất cả các bên liên quan phải thực thi quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo đúng bản Quy tắc này.

- Quy tắc thống nhất về hoàn trả (URR 525)

- Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms): Incoterms quy định trách nhiệm cụ thể của người bán và người mua về cước phí vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá và đặc biệt là xác định ranh giới phân chia rủi ro khi có tổn thất xảy ra.

Các điểm cần lưu ý khi áp dụng:

- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà một nước là thành viên có quy định khác với quy định của luật quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Điều đó có nghĩa là Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất

pháp lý đối với luật quốc gia.

- Luật quốc gia sẽ đuợc uu tiên vuợt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế.

- Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản pháp luật tuỳ ý. Điều này đuợc thể hiện ở các nội dung sau:

+ Chúng chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng dẫn chiếu áp dụng rõ ràng. Đồng thời một khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng thì chúng lại trở nên văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện.

+ Các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ, sửa đổi, bổ sung các điều khoản của thông lệ và tập quán quốc tế. Trong truờng hợp này, thì những quy định trong hợp đồng sẽ đuợc uu tiên vuợt lên trên về mặt pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế.

2.2.1.2. Cơ sở pháp lý áp dụng cho thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam ban hành các văn bản, quy định chi tiết, huớng dẫn cụ thể cho hoạt động thanh toán quốc tế đuợc diễn ra đồng bộ trên toàn hệ thống ngân hàng. Một số các quy định đuợc áp dụng hiện tại:

- Quy định về Chuyển tiền - 8445/QĐ-TTTT (14/01/2015): Quy định này quy định về nghiệp vụ chuyển tiền tại TSC và Chi nhánh của BIDV, bao gồm: Hệ thống thanh toán chuyển tiền BIDV và sản phẩm chuyển tiền trong SIBS; Thủ tục, quy trình

tác nghiệp giao dịch chuyển tiền tại phân hệ chuyển tiền SIBS và các chuơng trình

thanh toán có liên quan, bao gồm: Chuyển tiền trong nước qua các kênh thanh

toán:

Thanh toán song phuơng, Thanh toán đa phuơng, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (IBPS), Thanh toán bù trừ, Thanh toán bằng chứng từ giấy qua tài khoản Nostro tại

TCTD khác, Thanh toán qua VCB Money và Chuyển tiền quốc tế qua SWIFT.

- Quy định chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C, nhờ thu - 545/CV-PTSP (07/06/2013): Mục đích để thống nhất

yêu cầu quản lý, tổ chức và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C và nhờ thu trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam, đảm bảo xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên tham gia thực hiện nghiệp vụ này.

- Quy định Quản lý và vận hành chương trình Thanh toán đa phương - 2556/QĐ-TTTT (24/05/2013): Quy định này nhằm mục đích: Thống nhất cơ chế, quy định về quản lý và vận hành chuơng trình Thanh toán đa phuơng (TTĐP) tại Trụ sở chính; xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị tham gia vào việc quản lý, vận hành chuơng trình, tác nghiệp đảm bảo đúng quy trình, quy định; đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV) về hoạt động chuyển tiền điện tử.

- Hướng dẫn thanh toán L/C, nhờ thu bằng đồng tiền khác đồng tiền gốc - 987/CV-TTTM3 (04/03/2013): Để thống nhất cách thức xử lí giao dịch trên hệ thống SIBS, Trụ sở chính huớng dẫn thực hiện trong giao dịch tài trợ thuơng mại (thanh toán thu tín dụng (L/C) và thanh toán nhờ thu) phát sinh truờng hợp các bên thỏa thuận thanh toán bằng đồng tiền khác với đồng tiền hóa đơn, theo tỷ giá đuợc các bên xác định truớc.

- Hướng dẫn tác nghiệp nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu - 605 /CV- TTTM1 (06/02/2013): huớng dẫn tác nghiệp bao thanh toán xuất nhập khẩu

- Xuất trình Tờ khai hải quan khi thực hiện thanh toán quốc tế tại BIDV - 25 /CV-TTTM2 (04/01/2013): Trụ sở chính huớng dẫn Chi nhánh về việc yêu cầu khách hàng xuất trình tờ khai hải quan (TKHQ) khi sử dụng các phuơng thức thanh toán quốc tế tại BIDV

- Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C và nhờ thu - 4009/QĐ-PTSP: Văn bản này quy định việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu, bao gồm: (i) Chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013 Năm 2014 So sánh 2014 (+/-) so với 2012 %( +/-) so với 2012 (+/-) so với 2012 %( +/-)so với 2012 Tổng TTQT Số món ______________________ 5263 7078 1815 34.5 7572 2309 43.9 Số tiền ______________________ 14792 18272 3480 23,5 26825 12033 81,3

thức thanh toán L/C và nhờ thu; (ii) Chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C tại Trụ sở chính, các Chi nhánh BIDV.

- Quy định chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức chuyển tiền điện (T/T) - 7083/QD-PTSPBB (14/11/2013): Quy định này quy định việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức chuyển tiền điện (T/T) tại Trụ sở chính và các Chi nhánh BIDV, áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật và Quy định này

- Quy định tài trợ ứng trước bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức chuyển tiền điện (T/T) - 5601/QĐ-PTSPBB (16/09/2013): Quy định này huớng dẫn việc thực hiện nghiệp vụ tài trợ ứng truớc bộ chứng từ xuất khẩu theo hình thức T/T tại Trụ sở chính và các Chi nhánh BIDV, áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu đủ điều kiện, đuợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Hướng dẫn xử lý điện chuyển tiền kiều hối đến từ Tachong Bank, Đài Loan - 5160/CV-TTTT (22/07/2013): Để đẩy nhanh tốc độ thanh toán và tiết kiệm phí chuyển tiền của khách hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam huớng dẫn Chi nhánh xử lý điện chuyển tiền kiều hối đến từ Tachong Bank

- Quy định về nghiệp vụ chuyển tiền qua Western Union - 3373/QĐ-TTTT:

Quy định và huớng dẫn về nghiệp vụ nhận và chuyển tiền nhanh WU

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w