Định hướng phát triển hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và ký hiệp định thương mại Việt Mỹ mở ra nhiêu cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Việc Việt Nam sẽ phải cắt giảm có lộ trình các dòng thuế nhập khẩu theo khuôn khổ AFTA các doanh nghiệp nước ngoài đang trở thành đối thủ hết sức nặng ký đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu hơn nữa để không bị mất thị phần ngay tại Việt Nam. Các yếu tố trên đều dự báo cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn, do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng. Vì vậy, để thích nghi với tình hình mới, chi nhánh đã đặt ra phương hướng, nhiệm vụ cho các phòng ban nói chung và phòng trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng nói riêng:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền để tìm kiếm và mở rộng khách hàng TTQT để đạt mục tiêu duy trì thị phần chi trả kiều hối như ở mức hiện tại (chiếm gần 30% thị phần chi trả kiều hối trên địa bàn), các mảng nghiệp vụ TTQT khác phấn đấu đạt thị phần tối thiểu 15%. Đồng thời, mở rộng hơn nữa khách hàng là doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động thanh toán xuất khẩu vì hiện tại doanh số thanh toán của khách hàng doanh nghiệp mà trong đó điển hình là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu còn khá khiêm tốn.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh toán xuất nhập khẩu, đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM hàng đầu trong nước. Tận dụng thế mạnh có mạng lưới khách hàng rộng rãi, có mối quan hệ mật thiết với đông đảo khách hàng truyền thống để phấn đấu nâng cao thị phần TTQT của ngân hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng

- Doanh số các hoạt động như mua bán ngoai tệ, TTQT phấn đấu tăng từ 10% so với năm trước.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn và ý thức tự rèn luyện của cán bộ làm công tác TTQT không ngừng nâng cao nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng đa dạng và cao của khách hàng trong lĩnh vực này. Bởi vì:

Cùng với tiến trình hội nhập, cơ hội về kinh doanh ngoại tệ và TTQT đang được mở rộng hơn bao giờ hết, phòng Kinh doanh ngoại hối cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức thương mại quốc tế, luật, thông lệ quốc tế cho cán bộ để phát triển các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu tăng thu dịch vụ thông qua phát triển mạng lưới chi trả kiều hối, thanh toán séc, thẻ tín dụng quốc tế, ...

Đặc biệt, trong tương lai không xa, chi nhánh sẽ phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các NHTM nước ngoài với sự vượt trội về uy tín, lịch sử phát triển, công nghệ, vốn, chất lượng dịch vụ và cả trình độ nhân viên. thì các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV Bắc Giang nói riêng đang đứng trước sứp ép cạnh tranh buộc phải chuyển đổi mô hình tổ chức từ trụ sở chính đến các chi nhánh theo hướng các ngân hàng hiện đại. Để có thể làm được điều này, đòi hỏi mỗi nhân viên đều phải

sử dụng thành thạo máy vi tính và thao tác nghiệp vụ với tính chuyên nghiệp cao. Mặt khác, việc thực hiện Hiệp định thương mại Viêt - Mỹ, hiệp định AFTA đang làm nền kinh tế Viêt Nam biến đổi nhanh chóng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ. Nếu cán bộ kinh doanh không kịp trang bị cho mình

kiến thức để nhận biết và đánh giá thì việc xác định và lựa chọn đội ngũ khách hàng có năng lực cạnh tranh tốt sẽ không thể thực hiện được. Do vậy, yêu cầu đào tạo đang được đặt ra cấp bách đòi hỏi các phòng ban nghiệp vụ nói chung và phòng kinh doanh ngoại hối nói riêng phải chủ động nêu ra những vấn đề cần nghiên cứu học hỏi để phối hợp với Trung tâm đào tào hoặc Phòng tổ chức hành chính mở lớp đào tạo, tập huấn cho nhân viên.

- Trên cơ sở tiếp cận và phục vụ khách hàng, các phòng nghiệp vụ trực tiếp cần phát hiện nhu cầu khách hàng, tích cực nghiên cứu đưa ra các sản hẩm dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng và cao của khách hàng để từ có tăng doanh thu về dịch vụ ngoài tín dụng (trong đó có dịch vụ TTQT) ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập, bước đầu phấn đấu thu ngoài tín dụng chiếm khoảng 25- 30% trong tổng thu của ngân hàng và kế hoạch lâu dài hơn là tăng tỷ trọng này lên cao hơn nữa.

- Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo mô hình NHTM quốc tế. Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiện nay, chức năng và phân cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụ để phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn

- Khai thác đối đa các tiện ích và cung cấp dịch vụ đi kèm cho khách hàng như công tác nguồn vốn, công tác tín dụng, công tác kinh doanh ngoại tệ và các công tác khác, phát hành bảo lãnh, thẻ quốc tế,...Bởi vì, một trong số dịch vụ đó hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của hoạt động TTQT, một số trong đó là các dịch vụ phái sinh giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và thu phí. Đặc biệt, đối với các khách hàng có khả năng tài chính tốt, ổn định, chi nhánh đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh cho họ để chi nhánh tăng cường vị thế, uy tín và sức cạnh trạnh.

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w