Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 124)

Để thực hiện tốt các mục tiêu và giải pháp đề ra Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần hỗ trợ một số điểm sau:

3.3.2.1 Cần kịp thời chỉnh sửa, bổ sung văn bản chế độ phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển của toàn hệ thống BIDV Việt Nam đã nghiên cứu được hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh đối ngoại. Các văn bản này đã thực sự tạo động lực thúc đẩy các hoạt động về ngoại tệ phát triển, tạo ra sức mạnh tập trung của toàn hệ thống trên các mặt hoạt động quản lý huy động vốn ngoại tệ, TTQT, mua bán ngoại tệ, tạo chủ động cho các chi nhánh với cơ chế quản lý linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, so với thực tế có sự thay đổi rất nhanh, theo quy định khi phát hành L/C các chi nhánh không được chọn Ngân hàng đại lý, hoặc khi thanh toán L/C, chi nhánh không được chọn ngân hàng giữ tài khoản Nostro, điều này gây chậm trễ trong quá trình NHPH, thanh toán L/C. Hoặc phát hành L/C xác nhận,

hoặc cho phép tự động ghi nợ... cần có ý kiến của BIDV Việt Nam, nếu đợi ý kiến trả lời của BIDV Việt Nam có thể làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của KH. Do vậy cơ chế chính sách, cũng như các văn bản chế độ cần cập nhật, bổ xung một cách kịp thời, theo hướng mở thêm quyền hạn cho chi nhánh.

3.3.2.2 Cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu BIDV xứng tầm quốc tế.

Có chiến lược lâu dài và đúng đắn trong việc xây dựng thương hiệu BIDV cả trong nước và trên tầm quốc tế. Những năm trước đây nói tới BIDV, người ta thường nghĩ đó là ngân hàng chuyên phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, là NH tài chính yếu kém, con người không qua đào tạo, bộ máy cồng kềnh... Qua một thời gian không phải là dài, đã từng bước xây dựng được một thương hiệu BIDV, không những vẫn phát huy được thế mạnh đó là NHTM hàng đầu trong việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đã từng bước trở thành một ngân hàng đa năng, với nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đến nay, chúng ta đã thực sự khẳng định được vị thế của mình đối với các khách hàng, được mọi người biết đến là một doanh nghiệp lớn nhất trong Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu ở trong nước, BIDV Việt Nam cần tích cực, có biện pháp cụ thể, đúng đắn trong việc nâng cao vị thế của BIDV Việt Nam với các ngân hàng trên thế giới. Có thể bằng nhiều cách: Ký các thoả thuận hợp tác toàn diện với các định chế tài chính có uy tín trên thế giới: Citi bank, Visa card, Master card..., mở rộng hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý.

- BIDV Việt Nam cần có qui chế bổ xung và hoàn thiện hoạt động kinh doanh đối ngoại theo hướng: phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống về đầu tư cho hàng xuất khẩu, kiểm soát ngoại tệ tạo nguồn ngoại tệ khép kín cho NH nhập khẩu. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cải tiến phương thức điều hành nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các chi nhánh ngân hàng cơ sở.

- BIDV Việt Nam cần có cơ chế điều hoà, xuất nhập khẩu ngoại tệ linh hoạt hơn để các chi nhánh đẩy mạnh thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ qua đó có thể mở rộng và phát triển các hoạt động thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, nhận tiền gửi tiết kiệm.. .nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng.

- Theo mô hình của các ngân hàng lớn trên thế giới, họ thường xây dựng những trung tâm xử lý chứng từ liên quan đến TTQT đặc biệt là L/C, bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý chứng từ của tất cả các chi nhánh trong một nước hoặc một khu vực, nơi đó tập trung nhiều chuyên gia giỏi chuyên nhận nhiệm vụ kiểm tra, xử lý chứng từ đòi tiền..., các chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tập hợp chứng từ từ phía KH chuyển tiếp đến trung tâm để xử lý nghiệp vụ tiếp theo. Nên chăng BIDV Việt Nam có thể xây dựng một ban (phòng) tại trụ sở chính, tập hợp một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ làm nhiệm vụ xử lý, giải quyết các tranh chấp (nếu có) với NH nước ngoài liên quan đến TTQT, đảm bảo xử lý chứng từ nhanh chóng, chính xác, giữ gìn và nâng cao uy tín của BIDV với các ngân hàng trên thế giới.

- Thiết lập rộng rãi các chi nhánh và ngân hàng đại lý: TTQT rất phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngân hàng, đại lý, chi nhánh ngân hàng. Như trong thanh toán L/C có sự tham gia của các NH như: NHPH, NHTB, ngoài ra còn có thể có các ngân hàng xác nhận nếu người bán yêu cầu. Vì thế việc liên lạc khá tốn kém và không được thuận tiện nếu như không cùng hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, chất lượng thanh toán L/C có thể bị ảnh hưởng néu đối tác là những khách hàng ít hợp tác hoặc hợp tác lần đầu.

Nhưng nếu ngân hàng có chi nhánh, đại lý ở một nước khác điều đó có nghĩa là quy mô hoạt động của ngân hàng được mở rộng, đồng thời uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao. Đây là việc làm khá khó khăn, để thực hiện cần nhiều giải pháp khác, nhằm mục tiêu chủ đạo là nâng cao uy tín và xác lập vị thế của BIDV Việt Nam đối với các đối tác ngân hàng trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Mở thêm nhiều tài khoản Nostro bằng nhiều đồng ngoại tệ mạnh tại các ngân hàng đại lý, hiện nay BIDV Việt Nam mới có 47 tài khoản Nostro tại nước ngoài, với nhu cầu phát triển thương mại của Việt Nam trong thời gian gần đây, và đặc biệt trong thời gian tới, khi Việt Nam thực sự hoà nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cần phải có thêm nhiều tài khoản Nostro tại các ngân nước ngoài để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

mạnh, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời, nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ ngày càng khan hiếm, đã có hiện tượng một bộ phận cán bộ có trình độ, đặc biệt là ở nghiệp vụ TTQT ở các NHTM nhà nước chuyển sang làm việc cho các NHTMCP do chế độ đãi ngộ về tiền lương, thưởng, đào tạo... ở các ngân hàng này hơn hẳn các NHTM nhà nước. Vì vậy để giữ chân những cán bộ có năng lực, thu hút những sinh viên giỏi vào làm việc, đề nghị BIDV Việt Nam có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ làm công tác TTQT, ví dụ như có cơ chế lương, thưởng riêng, chính sách đào tạo...

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đang nằm trong qui hoạch. Đồng thời, BIDV Việt Nam cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia lĩnh vực đầu ngành về TTQT bằng nhiều biện pháp: tuyển dụng những chuyên gia ở các NH khác, cử những cán bộ nghiệp vụ giỏi đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài.

- Cần có chính sách thiết thực để thu hút khách hàng, phát triển kinh doanh đối ngoại. Các chính sách này cần phù hợp với từng thời kỳ, từng loại khách hàng cụ thể, không nên cứng nhắc, nên chăng giao quyền tự chủ hơn nữa cho các chi nhánh trong việc thu hút khách hàng: giảm phí, ưu đãi lãi suất...

- Các văn bản hiện nay của BIDV Việt Nam mới chỉ hướng dẫn các nghiệp vụ

về L/C, nhờ thu, chuyển tiền, chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn triển khai các nghiệp

vụ sản phẩm mới liên quan đến nghiệp vụ TTQT, tài trợ thương mại như: L/C dự phòng, bao thanh toán ngoài nước..., trong khi thực tế đã phát sinh những nghiệp vụ này, nhưng không có văn bản hướng dẫn, vì vậy chi nhánh không thể triển khai được.

Vì vậy đề nghị BIDV Việt Nam sớm có các văn bản hướng dẫn triển khai các sản phẩm nghiệp vụ mới

- TTQT liên quan đến đồng tiền ngoại tệ, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ thường xuyên biến động. Các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mong muốn giảm thiểu nhưng rủi ro có thể xảy ra, trong đó có rủi ro về tỷ giá, họ mong muốn được bảo hiểm rủi ro về tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh: quyền chọn mua, quyền chọn bán, giao dịch kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Đây là nhu cầu, hơn nữa lại là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng, các ngân hàng thương mại cổ phần

đã từng bước triển khai các sản phẩm nghiệp vụ này, trong khi BIDV hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, có chăng chỉ là nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, là nghiệp vụ các doanh nghiệp ít khi sử dụng do nhược điểm của nghiệp vụ này. Do vậy, đề nghị BIDV Việt Nam sớm có quy trình , nghiệp vụ để các chi nhánh triển khai đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận được trình bày ở Chương 1 và những đánh giá tình hình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Giang ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã thực hiện một số nội dung:

Thứ nhất, đưa ra những định hướng phát triển của hoạt động kinh doanh

nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Bắc Giang nói riêng

Thứ hai, đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh

toán quốc tế tại BIDV Bắc Giang

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà

nước, các và Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh Bắc Giang phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược riêng để tồn tại và phát triển. Nhìn chung, các ngân hàng ngoài việc mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng còn quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có TTQT. Bởi vì, các dịch vụ đó không những giúp các ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn giúp họ tăng thu ngoài tín dụng và nâng cao uy tín trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Tại BIDV Bắc Giang, với những đặc thù như: mạng lưới chi nhánh rộng, trải khắp địa bàn tỉnh Bắc Giang; đội ngũ cán bộ hùng hậu, đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân, ở khu công nghiệp và ở vùng nông thôn là những lợi thế song cũng đi kèm là nhiều bất lợi cho sự phát triển hoạt động TTQT của chi nhánh.

Luận văn trên cơ sở từng bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách đưa ra những cơ sở lý thuyết và xem xét những đặc thù của chi nhánh cũng như phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động TTQT trong thời gian qua thông qua việc đối chiếu với các tiêu chí khá hợp lý nhằm đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT, xác định được những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục để từ đó đề xuất xây dựng những biện pháp phù hợp. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện, tác giả cũng có ý kiến đề xuất với ngân hàng cấp trên và nhà nước. Hy vọng, những giải pháp và đề xuất trên có thể giúp chi nhánh khắc phục được những hạn chế để TTQT tại BIDV Bắc Giang phát triển tương xứng với vị thế và tiềm năng của một ngân hàng lớn trên địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi và đạt được mục tiêu theo định hướng, kế hoạch đề ra.

Dù đã rất cố gắng song do thời gian nghiên cứu cũng như sự hiểu biết của tác giả

còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, việc thu thập số

liệu còn chưa đa dạng; các giải pháp mà tác giả đưa ra mặc dù đều trên cơ sở đã có sự

nghiên cứu kỹ lưỡng phù hợp với những tồn tại và nguyên nhân song chưa được tập trung thành các nhóm giải pháp. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở cấp độ cao hơn, tác giả sẽ đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

BIDV Bắc Giang (2010-2014), Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT các năm 2010- 2014, Bắc Giang

BIDV Bắc Giang (2010-2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDVBắc Giang các năm 2010-2014, Bắc Giang.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Triết học, NXB Chính trị- Hành chính, Hà Nội.

David Cox(1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Vũ Thị Ngọc Dung (1999), Luận văn thạc sỹ, Hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Nguyễn Thị Hường, Tạ Lợi (năm 2007), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương - Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

Nguyễn Thị Mát (2008), Luận văn thạc sỹ, Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai.

Đỗ Tất Ngọc (năm 2005), Hoàn thiện môi trường pháp luật đối với hoạt động thanh toán quốc tế ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012,

Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương (2011-2013), Báo cáo tổng hợp hoạt động ngân hàng toàn tỉnh, chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương các năm 2011-

Loại hình Số lượng

Tổ chức xã hội 3

Doanh nghiệp nhà nước 9

Doanh nghiệp tư nhân 5

Công ty TNHH 10

Công ty cổ phần 13

Công ty liên doanh

Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 5

Cá nhân 209

Lĩnh vực Số lượng khách hàng

Sản xuất 45

Thương mại 27

Dịch vụ 29

tiền tệ và hoạt động Ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Hà Nội.

14 Ngô Thắng Lợi, Phan Thị Nhiệm (2008), Kinh tế phát triển, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

15 Nguyễn Văn Tiến (2007), Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Thống kê, Hà Nội.

16 Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang Tài trợ thương mại Quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

17 Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 18 Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Tài chính Quốc tế, NXB Thống kê, Hà

Nội.

19 Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình Thanh toán Quốc tế trong ngoại thương,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

20 Lê Văn Tư (năm 2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội.

BẮC GIANG NĂM 2014 I. Thông tin chung:

Tổng số phiếu phát ra: 300 Tổng số phiếu thu về: 254

Thống kê trên cơ sở trả lời của khách hàng tại các phiếu khảo sát cho kết quả như sau:

1. Loại hình khách hàng:

< 1 năm 38

> 5 năm 20

Tên sản phẩm Số khách hàng chọn

Chi trả kiều hối 159

Chuyên ngoại tệ ra nuớc ngoài cho mục đích

cá nhân 25

Chuyên tiền thanh toán với nuớc ngoài 19

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w