2.3.2.1. Những hạn chế
Thực tế cho thấy, hoạt động TTQT ở BIDV Bắc Giang đã đạt đuợc những kết quả khả quan, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của chi nhánh đồng thời thúc đẩy nhiều mặt hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn không ít những hạn chế cần từng bứơc đuợc khắc phục nhằm phát triển hơn nữa hoạt động TTQT tại Chi nhánh, cụ thể:
Thứ nhất, mặc dù số món, doanh số và số phí thu được từ TTQT tại chi nhánh
có xu hướng gia tăng song sự đóng góp của phí TTQT trong tổng phí dịch vụ cũng như
lợi nhuận từ TTQT so với tổng lợi nhuận hàng năm của chi nhánh vẫn rất thấp; thị phần của chi nhánh trên địa bàn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một ngân hàng lớn trên địa bàn. Khối lượng thanh toán L/C nhập khẩu, nghiệp vụ nhờ thu có phát triển nhưng chưa ổn định và so với các NHTM khác thì thị
phần vẫn vẫn chưa cao (doanh số thanh toán L/C nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 3% thị
phần và doanh số thanh toán chứng từ nhờ thu do nước ngoài chuyển đến chiếm khoảng 6% thị phần). Trong khi đó, chưa kể đến doanh số chuyển tiền đi T/T thanh toán hàng nhập khẩu mấy năm trở lại đây có xu hướng giảm.
Thứ hai, đối tượng khách hàng còn hạn hẹp: Khách hàng có quan hệ TTQT tại chi nhánh chưa thực sự đa dạng. Từ khi triển khai nghiệp vụ TTQT số lượng khách hàng tăng lên chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh trên địa bàn, vẫn tập trung vào các KH truyền thống là Công ty TNHH Hoa Hạ Việt Nam, Công Ty TNHH Khải Thừa Việt Nam chuyên nhập khẩu và xuất khẩu giấy và các phụ liệu để sản xuất bao bì; Công ty CP May Xuất Khẩu Hà Phong, Công ty CP May XK Hà Bắc, Công ty CP may Bắc Giang chuyên sản xuất và gia công để xuất khẩu đồ may mặc,...
- Thứ ba, cơ cấu TTQT còn chưa hợp lý: doanh số hàng xuất chưa cân xứng với doanh số thanh toán hàng nhập phần nào gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nguồn ngoại tệ để đảm bảo thanh toán và khiến cho sự phát triển thiếu tính ổn định.
- Thứ tư, thị phần TTQT giảm dần qua các năm. Trước thực tế mở rộng hoạt động của các Tổ chức tín dụng, sự gia tăng của các Ngân hàng ngoài quốc doanh trên thị trường với những hình thức thu hút, ưu đãi khách hàng đã khiến cho thị phần TTQT của chi nhánh giảm dần qua các năm mặc dù doanh số TTQT vẫn tăng lên.
- Thứ năm, công tác tiếp thị, Marketing quảng cáo dịch vụ TTQT còn hạn chế. Chính sách ưu đãi với khách hàng lớn nhiều khi còn thực hiện chậm và chưa
linh hoạt. Hiện tại, BIDV Bắc Giang mới chỉ có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng, tỷ giá và ưu đãi phí TTQT với một số ít khách hàng lớn mà chưa có những chiến dịch marketing ưu đãi trên diện rộng nhằm khuyếch trương hoạt động, thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra, khi thực hiện TTQT tại chi nhánh, các khách hàng chưa được tiếp thị, bán chéo các sản phẩm liên quan như Thẻ quốc tế, IBMB,...
- Thứ sáu, hình thức dịch vụ TTQT chưa đa dạng: Hiện nay BIDV Bắc Giang vẫn thường chỉ thực hiện các dịch vụ TTQT truyền thống như chi trả kiều hối; chuyển tiền đi của cá nhân, tổ chức; thanh toán chứng từ nhờ thu kèm chứng từ do nước ngoài gửi đến; thanh toán L/C xuất và nhập khẩu; nhận chuyển tiền thanh toán hàng xuất cho công ty, thẻ Quốc tế, một số ít séc nhờ thu,.. .Trong đó, đến thời điểm hiện tại, chi nhánh dừng việc thanh toán séc. Đối với thẻ Quốc tế, chi nhánh có lợi thế vì trên địa bàn có đông đảo thân nhân của khách hàng là người đi xuất khẩu lao động và đi du học nước ngoài song dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế của Chi nhánh còn chưa phát triển mạnh.
- Thứ bẩy, chất lượng dịch vụ TTQT đã được cải thiện nhiều song đôi lúc, đôi nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu nên vẫn còn tỉ lệ nhất định khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ TTQT của chi nhánh.
- Thứ tám, chất lượng TTQT mặc dù đã được cải thiện, nhưng so với các NHTM khác trên địa bàn, so với yêu cầu đặt ra ngày càng cao của khách hàng thì vẫn chưa thật sự đáp ứng tốt, điều này thể hiện ở việc số lượng khách hàng tăng lên chưa xứng với tiềm năng vốn có.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan:
* Môi trường pháp lý
- Thời gian vừa qua, một phần do chính sách đối ngoại mở rộng, Việt Nam tham gia nhiều tổ chức thương mại tầm cỡ khu vực và Quốc tế, để thực hiện các lộ trình theo cam kết đã ký buộc Việt Nam phải nới lỏng các điều kiện để tạo môi trường cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong đó có các ngân
hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và các hỗ trợ về nhiều mặt để được cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước. Mặt khác, một thời gian dài, chính phủ Việt Nam tỏ ra khá dễ dãi trong cấp phép thành lập ngân hàng mới và chậm trễ trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Từ đó, gây ra hệ quả là hàng loạt các ngân hàng được thành lập và đương nhiên, đó cũng là nguyên nhân sâu xa tạo nên sự cạnh tranh và sự giành giật thị phần khốc liệt giữa các NHTM như hiện nay. Để giữ được thị phần, buộc các NHTM trong đó có BIDV Bắc Giang phải triển khai các biện pháp ứng phó. Một trong các biện pháp đó là thực hiện hàng loạt các gói ưu đãi, giảm phí dịch vụ. Cho nên, doanh số hoạt động TTQT có thể tăng song phí thu được lại không tăng, thậm chí giảm.
- Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô thường xuyên thay đổi: Hoạt động TTQT có đặc thù gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, hải quan, thuế quan. Khi những cơ chế trên thay đổi, sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.
Chính sách cho vay ngoại tệ của NHNN ngày càng bó hẹp đối tượng, cho vay nhập khẩu ít khi có gói ưu đãi riêng nên cũng không tạo được sức hút với khách hàng.
- Các văn bản luật liên quan đến quản lý ngoại hối và TTQT chưa hoàn thiện, Việt Nam chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao. Nghị định và pháp lệnh ngoại hối có nhiều điểm còn quy định chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Cho nên, nhiều khi chi nhánh lúng túng trong việc thực hiện quy trình và xử lý nghiệp vụ. Ví dụ: Điều khoản quy định về mục đích và số tiền mà các đối tượng được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài ngoài việc quy định cụ thể một số mục đích như thừa kế; cho, tặng; trợ cấp; học tập; du lịch; chữa bệnh;.. .thì còn quy định thêm “và một số mục đích chuyển tiền vãng lai hợp pháp khác” hoặc quy định đối với một số mục đích mà không có giấy tờ chứng minh chi phí thực thế phát sinh của các cơ quan tổ chức nước ngoài rõ ràng như đối với trường hợp chuyển tiền sinh hoạt phí, chi phí đi du lịch thì tùy theo từng nước mà
chi nhánh tự xác định mức tiền giao dịch phù hợp. Sự thiếu cụ thể này gây nên sự bối rối và không thống nhất trong quan điểm khi thực hiện giao dịch.
* Môi trường kinh tế trong nước
- Trong nhiều năm liền, cán cân thương mại luôn ở trạng thái nhập siêu, các doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng chủ yếu là các doanh ngiệp nhập khẩu; mặt khác, do nguồn xuất khẩu về luôn đem lại lợi ích kép cho ngân hàng như thu về kinh doanh ngoại tệ, tận dụng nguồn,... nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi nhiều chính sách khách hàng đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương do thực hiện nghiệp vụ này từ lâu nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều thanh toán L/C xuất khẩu qua Ngân hàng ngoại thương (chiếm trên 70% thị phần trên địa bàn). Với một ngân hàng triển khai TTQT muộn như BIDV Bắc Giang thì việc giành được đối tượng khách hàng này còn khó khăn nên thị phần còn rất hạn chế, đặc biệt là doanh số và thị phần về xuất khẩu. Kết quả là doanh số hàng xuất chưa cân xứng với doanh số thanh toán hàng nhập và phần nào gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nguồn ngoại tệ để thanh toán.
- Thị trường ngoại hối chưa phát triển, chế độ tỷ giá thiếu ổn định: Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa, mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh chưa được sử dụng rộng rãi, thị trường chợ đen còn hoạt động rầm rộ ảnh hưởng đến khả năng ổn định tỷ giá theo định hướng của Nhà nước, ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động TTQT của ngân hàng, đặc biệt trong những thời điểm có biến động tỷ giá hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài như thời điểm cuối năm.
* Tình hình an ninh chính trị thế giới
Trong một số năm gần đây, tình hình chính trị bất ổn về vấn đề Biển Đông giữa các nước Asean với Trung Quốc gây những khó khăn trong việc xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những khách hàng doanh nghiệp là đối tác quan trọng của BIDV Bắc Giang như Cty TNHH Hoa Hạ Việt Nam, Cty TNHH Khải Thừa Việt Nam do các công ty này có vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài, họ thuờng đuợc chỉ định ngân hàng giao dịch, thông thuờng họ đuợc chỉ định chỉ sử dụng dịch vụ ngân hàng nuớc ngoài của quốc gia họ có trụ sở tại Việt Nam hoặc ngân hàng có lịch sử hoạt động TTQT lâu đời nhu Vietcombank, Agribank hay Vietinbank.
- Do nhu cầu về sản phẩm mới từ phía khách hàng không nhiều nên việc nghiên cứu và triển khai các dịch vụ TTQT mới tại chi nhánh còn chậm.
- Trong số các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh, bên cạnh những doanh nghiệp lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT thì cũng có không ít những đơn vị chua có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh nhung sai sót nhất định và chi nhánh cần mất nhiều thời gian để tu vấn giúp khách hàng hiễu rõ nghiệp vụ họ đang thực hiện, nội dung liên quan và trách nhiệm của các bên. Mặt khác, việc chua chú trọng tìm hiểu về luật pháp quốc tế nói chung và TTQT nói riêng dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi những sơ hở khi ký kết hợp đồng ngoại thuơng, không đề phòng rủi ro nên có thể chịu hậu quả đáng tiếc. Trong khi đó, thực lực tài chính của các đơn vị còn quá yếu kém nên hoạt động kinh doanh chủ yếu lại dựa vào vốn vay ngân hàng. Do vậy, khi doanh nghiệp Việt Nam bị nuớc ngoài lừa đảo, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất luợng hoạt động tín dụng và hoạt động TTQT của chi nhánh.
* Nguyên nhân từ phía BIDV:
- Các phòng ban đôi khi không có sự thống nhất và sự phối hợp cần thiết để hỗ trợ chi nhánh: khi chi nhánh cần sự hỗ trợ tu vấn về quy trình nghiệp vụ cho hoặc xin ý kiến chỉ đạo để thống nhất cách thức xử lý nghiệp vụ thì một số phòng ban còn chua thể hiện thiện chí, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm hoặc quan điểm không nhất quán gây khó khăn lúng túng cho chi nhánh. Cá biệt, có những thời điểm triển khai thực hiện quy trình mới, các bộ phận thuộc Trụ sở chính không có sự bàn bạc để phối hợp thống nhất phuơng án tổ chức thực hiện một cách thông suốt, tạo ra sự khập khiễng, thiếu sự đồng bộ và hậu quả cuối cùng các chi nhánh lại
phải gánh chịu là việc lỗi hệ thống, việc thực hiện giao dịch trong nhiều ngày không thể thực hiện đuợc, các giao dịch buộc phải xử lý thủ công gây tốn kém thời gian và tiếp nhận nhiều khiếu nại gay gắt từ phía khách hàng.
- Văn bản huớng dẫn quy trình nghiệp vụ tại một số điểm còn chung chung, chua có huớng dẫn cụ thể chi tiết đầy đủ theo từng mảng nghiệp vụ để các chi nhánh thực hiện thông suốt, đồng bộ, thống nhất toàn hệ thống.
- Việc đầu tu công nghệ thông tin còn chua đồng bộ, nhiều máy cũ, máy chủ chua đuợc nâng cấp kịp thời, hệ thống mạng chua đuợc chăm sóc thuờng xuyên và khắc phục kịp thời. Vào thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm; hệ thống mạng toàn hệ thống thuờng bị tắc nghẽn, chậm trễ trong việc thực hiện giao dịch ảnh huởng đến chất luợng thanh toán.
b. Nguyên nhân chủ quan (từphía BIDVBắc Giang)
- Chính sách Marketing còn nhiều bất cập:
Là một ngân hàng lớn trên địa bàn song tại chi nhánh chua có phòng Marketing hay tổ tiếp thị dịch vụ: Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị truờng, cùng một địa bàn, các ngân hàng đều đua ra các loại hình sản phẩm dịch vụ TTQT có tính chất giống nhau, buộc các ngân hàng phải cố gắng hết sức trong việc chào bán sản phẩm dịch vụ của mình với những tính năng vuợt trội và sự khác biệt. Do vậy, việc áp dụng Marketing trong hoạt động ngân hàng là điều tất yếu. Tuy nhiên, tại BIDV Bắc Giang, việc Marketing đuợc thực hiện tại tất cả các phòng nghiệp vụ liên quan, chua theo một mô hình tổ chức nào. Do đó, hiệu quả Marketing chua cao, các hoạt động marketing chua đuợc tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống, chua có sự phối hợp hài hoà giữa các Phòng ban cũng nhu các đơn vị nội bộ để đua ra chính sách phù hợp. Các biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ chua có, chua có sự chủ động trong việc thâm nhập tiếp cận với những khách hàng TTQT mới nhằm mở rộng mạng luới khách hàng.
Do chi nhánh cần phải cân đối tài chính để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh nên trong từng thời điểm cũng cần phải xem xét sự uu đãi phù hợp,
Mặt khác, việc thực hiện ưu đãi phải được thực hiện trên cơ sở trình, thông qua một số phòng nghiệp vụ liên quan và ban Giám đốc nên có độ trễ nhất định. Ngoài ra, chi nhánh đôi khi cần rất thận trọng cân nhắc để tránh việc tạo tiền lệ đối với đại đa số khách hàng khác nên các chính sách ưu đãi với khách hàng lớn nhiều khi còn thực hiện chậm và chưa linh hoạt.
- Chi nhánh chưa tạo ra sự bất phá nào trong việc cải thiện cơ cấu TTQT theo hướng hợp lý hơn:
Tại chi nhánh, chuyển tiền kiều hối cá nhân về nước có tỷ trọng rất cao do địa bàn Bắc Giang có số lượng lao động xuất khẩu lớn, tuy nhiên người thân của khách hàng thường lĩnh ngoại tệ mặt để tích trữ và không bán lại cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động ngoại tệ từ khách hàng cá nhân của BIDV còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh nguồn ngoại tệ chuyển về hàng năm cũng rất lớn, xong chi nhánh cũng chưa có chính sách thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Cho nên, chi nhánh còn chưa chủ động cân đối được nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTQT của khách hàng.
- Việc bảo dưỡng máy cũ, máy chủ không được thực hiện thường xuyên: