Cần xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể đối với hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Để các chỉ tiêu đạt sự phát triển thực sự và bền vững, thì việc tổ chức thực hiện không thể đơn giản dừng lại ở việc tính toán và giao khoán thực hiện kế hoạch theo chỉ tiêu cụ thể mà không có kế hoạch xây dựng tỉ mỉ có bài bản, chi tiết cách thức tổ chức thực hiện, xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện, đối tượng thực hiện cũng như phân tích kỹ càng để xác định đối tượng tham gia và mức độ tham gia của từng đối tượng cho phù hợp với tình hình thực tế. Bởi vì, khi làm được điều này thì chúng ta sẽ tạo nên một hướng đi chung giống như kim chỉ nam chỉ dẫn hành động của chúng ta đến một điểm đích mong muốn. Đồng thời, việc này sẽ giúp cho từng đối tượng có động lực để phát huy tối đa nguồn lực và tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển TTQT cần được thực hiện theo trình tự như sau:

* Đánh giá môi trường kinh doanh: Để xây dựng kế hoạch phát triển các dịch vụ TTQT, trong các cuộc họp tổng kết, họp giao ban định kỳ hoặc các hội nghị tập huấn về TTQT, các đồng chí trong ban lãnh đạo cần đưa ra những phân tích, đánh giá về môi trường kinh doanh cụ thể như:

Thứ nhất là môi trường kinh tế: cần phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế và khu vực và thực trạng và triển vọng của môi trường kinh tế vĩ mô trong nước để thấy được môi trường kinh tế ảnh hưởng và tác động như thế nào đến hoạt động thương mại quốc tế nói chung và đến doanh số cũng như hoạt động TTQT của đơn vị nói riêng, từ đó xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và chiến lược tiếp thị khách hàng.

Thứ hai là môi trường pháp lý: ngoài những chính sách và pháp luật chung mà ngân hàng chịu điều chỉnh giống như bất cứ một doanh nghiệp, một tổ chức tài chính nào thì TTQT còn chịu sự chi phối của các tập quán quốc tế, luật quốc tế, thậm chí cả luật của các quốc gia là đối tác trong hoạt động thương mại quốc tế. Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách và pháp luật trong nước và quốc tế cần được chi nhánh cập nhật thường xuyên, nghiên cứu xem xét và áp dụng kịp thời để tránh vi phạm và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ vốn đã phức tạp này.

Thứ ba là môi trường công nghệ: Cần giao cho bộ phận tin học theo dõi sự vận hành của các thiết bị tin học, đường mạng để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra để hoạt động luôn luôn được thông suốt, đồng thời giao cho họ theo dõi sự phát triển của công nghệ thông tin thế giới, của Việt Nam để giúp ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch trang thiết bị công nghệ cho đơn vị, nâng cấp và mua bản quyền khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán chung và đặc biệt là trong TTQT.

Do đặc thù của BIDV nói chung và BIDV Bắc Giang nói riêng gắn liền với hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Nên trong đánh giá hoạt động kinh doanh, đơn vị cần thiết phải có sự phân tích kỹ lưỡng sự biến động của môi trường tự nhiên vì nó ảnh hưởng đến mùa màng, đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng và

đến khả năng trả nợ của họ. Trong xây dựng chiến lược phát triển ngắn cũng như dài hạn của đơn vị, BIDV Bắc Giang cần đặc biệt quan tâm nhấn mạnh tác động của môi trường tự nhiên đến hoạt động kinh doanh chung và trong đó một phần xem xét đến sự tác động của nó đến thương mại quốc tế.

* Xác định vị thế của Ngân hàng:

Trong đời sống xã hội hàng ngày, việc mỗi chủ thể xác định được mình là ai và mình đang ở đâu cực kỳ quan trọng vì từ đó mỗi chủ thể sẽ xác định được cách ứng xử và những điều mình nên làm. Điều này càng cần thiết trong hoạt động kinh doanh, tự đánh giá cao mình và coi thường đối thủ thường dễ bị đối thủ “đánh úp”, tự đánh giá thấp mình và đánh giá quá cao đối thủ sẽ dẫn đến tâm lý e dè và không dứt khoát trong mỗi bước đi, cả hai đều dẫn đến một kết cục chung là thất bại. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh thực tế, với 13 ngân hàng và 15 quỹ tín dụng nhân dân trên cùng địa bàn đặt ra vấn đề vô cùng nan giải, đặc biệt đối với hoạt động TTQT của chi nhánh triển khai muộn hơn, thị phần đã ít nay ngày càng bị chia sẻ thì nên cần có chiến lược ra sao cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, BIDV Bắc Giang cần phải thường xuyên cập nhật số liệu báo cáo định kỳ của ngân hàng nhà nước, tìm hiểu qua khách hàng để có số liệu cụ thể, nắm bắt xu hướng của toàn ngành, của các đơn vị cạnh tranh để xác định chính xác vị thế của mình, những điểm mạnh và điểm yếu thực sự từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho đơn vị mình.

* Xác định nhu cầu của TTQT:

Để đánh giá tỷ trọng TTQT của đơn vị mình đã thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình, đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay chưa đòi hỏi BIDV Bắc Giang phải cập nhật các số liệu chính xác thông qua các báo cáo của NHNN, cập nhật danh sách các đơn vị xuất nhập khẩu trên địa bạn hoặc tiến hành thăm dò khảo sát từ khách hàng trên mẫu lớn một cách thường xuyên .

* Xác định sản phẩm và dịch vụ TTQT:

Từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và đánh giá vị thế của mình, chi nhánh cần xác định được nhu cầu tiềm năng lớn ở dịch vụ nào để có sự chuẩn bị đưa ra gói dịch vụ phù hợp.

*Quyết định kế hoạch phát triển dịch vụ TTQT

Từ việc phân tích đầy các yếu tố phần trên, các nhà lãnh đạo BIDV đưa ra kế hoạch phát triển cho dịch vụ TTQT của mình. Kế hoạch cần chỉ rõ: Thị trường chủ yếu, các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, những đối tượng thực hiện cũng cách thức chính để thực hiện kế hoạch phát triển đã đề ra.

Một phần của tài liệu 0477 giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w