Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đakrông,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị min (Trang 55 - 57)

5. Nội dung nghiên cứu

2.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đakrông,

Đakrông, tỉnh Quảng Trị

- Đakrông là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn đặc thù. Tuy nhiên, đây cũng là huyện còn nằm trong danh sách 62 huyện nghèo của cả nƣớc. Huyện có địa hình đồi núi cao, dốc và bị chia cắt bởi nhiều sông suối, cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ nhiều tuy nhiên sức khai thác còn thấp và đang trên đà xuống cấp. Đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, tình trạng bất đồng ngôn ngữ dẫn đến khó khăn trong việc tiế cận các nguồn thông tin. Trình độ canh tác còn mang tính tự cung tự cấp với phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy là chủ yếu.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Huyện có 2/3 diện tích là đất đồi núi, đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Do đó, diện tích đất sản xuất thiếu dẫn đến nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn, chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thƣờng chỉ trồng đƣợc 2-3 vụ cây lƣơng thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoang.

- Tuy nhiên, hiện nay do dân sốgia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên

đầu ngƣời bị giảm, thời gian đất bỏ hoang cũng bị rút ngắn nhƣ vậy thì độ phì và các tính chất lý hoá của đất chƣa đƣợc tái tạo đủ mức cần thiết cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng suất cây trồng rất thấp, một số vùng đất bị bỏ trống, đồi núi trọc với độ thoái hoá nặng đến mức khó có thể phục hồi. Ngoài ra, một số diện tích đất có khảnăng canh tác các loại cây ngắn ngày bị ảnh hƣởng bởi các công trình thủy điện, hiện tƣợng khai thác rừng đầu nguồn trái phép diễn ra tràn lan khó kiểm soát, kết quả là rừng bị mất, đất bị thoái hoá, năng

suất cây trồng thấp, thu nhập giảm nên cuộc sống của nông dân ở đây gặp rất nhiều

khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.

- Bên cạnh những khó khăn trên thì địa bàn huyện có những lợi thế hơn so

với các huyện khác trong tỉnh. Là địa bàn tiếp giáp với các huyện trong tỉnh (Hƣớng Hóa, Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong), tỉnh Thừa Thiên Huế và nƣớc CHDCND Lào nên thuận lợi cho việc giao lƣu, phát triển kinh tế.

- Huyện có diện tích tự nhiên khá lớn, đặc biệt diện tích đất lâm nghiệp nên thuận lợi trong việc phát triển rừng sản xuất góp phần tạo ra không gian sống trong lành và góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

- Hệ thống giao thông khá phát triển, có tuyến Quốc lộ 9 và tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đi qua thuận lợi cho việc giao lƣu và thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện và cả tỉnh.

- Tài nguyên đất khá đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây nhiệt đới có giá trị cao, nhiều mỏ khoáng sản có giá trị kinh tế cao (Vàng ở A Vao, Tà Long, A Ngo, A Bung; Mỏ nƣớc khoáng tự nhiên ở Đakrông), góp phần phát triển kinh tế và du

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

lịch sinh thái của vùng.

- Huyện có sự đa dạng các dân tộc nên đã có sự kết hợp giao thoa các văn

hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong huyện.

- Đƣợc Nhà nƣớc, tỉnh và các tổ chức trong và ngoài nƣớc quan tâm và hỗ

trợ thông qua các chƣơng trình, chính sách nên đã phần nào hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho ngƣời dân sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, huyện là một trong những huyện của chƣơng trình Nghị quyết 30a/CP dành cho 62 huyện nghèo trong cảnƣớc.

2.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị min (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)