Hệ thống chính trị các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 29 - 30)

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng để phát triển KTXH, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một quốc gia, một địa phương có hệ thống chính trị vững mạnh, đường lối chính trịđúng đắn là điều kiện tiền đề để tập hợp mọi thành viên xã hội, tạo ra sựđồng thuận cao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. Ngược lại, thể chế chính trị không ổn định sẽ kéo theo sự bất ổn xã hội và suy giảm kinh tế.

Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho quá trình tăng trưởng, và mọi quốc gia không thể coi nhẹ vấn đề này. Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ ràng cơ chế chính sách có thể có sức mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại, nhà nước đưa ra các quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, kìm hãm tăng trưởng.

Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực của bộ máy Nhà nước, trước hết là trong việc thực hiện vai trò quản lý của nhà nước. Quản lý hiệu quả của nhà nước vào quá trình tăng trưởng có thể xem xét thông qua các tiêu chí là ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu lực của hệ thống pháp luật. Triển vọng tăng trưởng được duy trì trong tương lai ở mức cao sẽ dễ đạt được hơn ở những nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi của pháp luật cao, có bộmáy nhà nước ít quan liêu, tham nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt các quyền của họ.

Hiện nay, đứng trước nhiệm vụ chính trị hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán cán bộ có đủ đức, tài, có khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong giai đoạn cách mạng mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có năng lực lãnh đạo và trình độ quản lý tốt là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng, trong đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Bởi tất cả các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước muốn đi vào cuộc sống đều phải dựa vào hệ thống chính trị, do đội ngũ cán bộ tổ chức triển khai thực hiện.

Nghị quyết Trung ương 6 khoá X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” đã chỉ rõ tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Thực tiễn cho thấy, nếu ởđâu quan tâm xây dựng hệ thống chính trị, nhất là chăm lo đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộcó năng lực, trình độ tốt thì ở đó kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)