Phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 54 - 59)

2.2.3.1 Ngành thương mại

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển, diễn ra tập trung ở khu vực cửa khẩu; các chợ khu vực cụm xã, chợ cửa khẩu và các loại hình dịch vụ phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu lưu thông hàng hoá, phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ bình quân hàng năm tăng 26% (mục tiêu 15%). Xuất, nhập khẩu hàng hoá qua địa bàn tăng mạnh và sôi động, ước bình quân xuất khẩu 1.200 triệu USD, tăng 25%/năm, tăng 2 lần so với năm 2013; nhập khẩu 336 triệu USD, tăng 12,5%/năm, tăng 3 lần so với năm 2013; góp phần quan trọng tăng thu ngân sách cho huyện và tỉnh. Những năm gần đây lượng khách du lịch đến Cửa khẩu Tân Thanh giảm, hoạt động kinh doanh còn mang tính mùa vụ đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và số thu nộp cho NSNN.

2.2.3.2 Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp - thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản lượng khai thác đá vôi của Doanh nghiệp nhà nước, khai thác quặng sắt, khai thác nước ngọt chiếm tỷ trọng lớn; các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn giá trị sản lượng chiếm tỷ trọng thấp hơn như: gạch bê tông, cát sỏi, sản xuất hạt mài, lâm sản chế

biến, thuộc da,… Cùng với việc tăng cường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, khuyến khích và thu hút đầu tư, vài năm trở lại đây đã có thêm một số Doanh nghiệp đầu tư vào khai thác đá VLXD, Nhà máy sản xuất đá mài từ quặng bô xít Tà Lài (Tân Mỹ). Trên địa bàn đến năm 2016 có 56 doanh nghiệp; giá trị sản lượng công nghiệp - thủ công nghiệp địa phương theo giá hiện hành 180 tỷ đồng (mục tiêu 170 tỷ đồng) tăng 2,8 lần so với năm 2013. Các sản phẩm tăng khá và tiêu thụ tốt như gạch các loại 3 triệu viên 2013 lên 4,2 triệu viên năm 2016, đá các loại tăng từ 218 nghìn m3 lên 340 nghìn m3năm 2016, nước máy từ 215 nghìn m3 lên 300 nghìn m3,...

2.2.3.3Ngành du lịch, dịch vụ

Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh các dịch vụ mới phát triển nhanh như dịch vụ bốc xếp hàng hoá, trông giữphương tiện bến bãi, dịch vụ điều vận xe vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu,... Các hoạt động dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, dịch vụ bưu chính viễn thông cũng phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Cơ cấu GRDP ngành dịch vụ hàng năm bình quân trong 5 năm là 27,27% thấp 5,3% so với mục tiêu đề ra (33%). Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP chiếm 34,11%, tăng 12,53% mức thực hiện năm 2013.

Hoạt động tài chính, tín dụng có nhiều tích cực, 2 ngân hàng với loại hình hoạt động thương mại và chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng đổi mới phương thức hoạt động trong huy động vốn. Tổng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2013 đến 2016 khoảng 230 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18%, dư nợ cho vay bình quân tăng 6,0%/năm; tổng huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội từ năm 2013 đến 2016 khoảng 178 tỷ đồng , tăng bình quân hằng năm là 12%; dư nợ cho vay tăng bình quân 12%/năm. Thông qua cho vay các đối tượng đã góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên hiệu quả của việc vay vốn còn đạt thấp, dư nợ quá hạn còn nhiều, luân chuyển vốn vay trong các hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

Kinh tế tập thể, kinh tếtư nhân, cá thể ngày càng mở rộng và phát triển, năng động trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến gỗ, vận tải hành khách và hàng hoá, thu gom rác thải, xử lý vệ sinh môi trường,... góp phần vào tăng trưởng kinh tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, giải quyết việc làm và từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Đến năm 2016 trên địa bàn huyện có 56 doanh nghiệp, HTX, số vốn đăng ký hơn 80 tỷđồng, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động. Tuy nhiên trình độ tổ chức, quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động phần còn thấp; quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quảkinh doanh chưa cao, sức cạnh tranh yếu.

2.2.3.4 Ngành nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tụcphát triển, góp phần vào tăng trưởng chung, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP ngành nông lâm nghiệp hàng năm 9,69% (bình quân 4 năm 2013 - 2016 là 6,2%). Cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng thâm canh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị cây trồng nông nghiệp có năng suất cao và chăn nuôi. Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 22.500 tấn (mục tiêu 24.500 tấn), giảm 2.000 tấn so với kế hoạch đề ra; lương thực bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 430 kg (mục tiêu 480 kg). Mặc dù chưa đạt mục tiêu nhưng cơ bản đảm bảo lương thực tại chỗở vùng nông thôn.

Vùng sản xuất lúa, ngô tập trung đã hình thành trên địa bàn các xã, thị trấn, trong đó có một số vùng cánh đồng lớn như Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan, Tân Thanh, Tân Việt, Trùng Quán; vùng sản xuất thạch đen ở Gia Miễn, Hội Hoan, Tân Tác, Bắc La; vùng trồng Hồi ở Nam La, Hoàng Văn Thụ, Gia Miễn, Hội Hoan; vùng trồng Hồng Vành Khuyên ở Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt; vùng trồng Quýt ở Tân Mỹ, Hội Hoan, Tân Tác; vùng trồng rau sạch ở thị trấn Na Sầm, xã Tân Mỹ; vùng nuôi trồng thủy sản ởHoàng Văn Thụ, Bắc La, Tân Việt.

- Sản xuất lương thực: thực hiện bước đột phá về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng năng suất, nâng cao chất lượng, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước như trợ

giá, trợ cước giống lúa, ngô, phân bón, hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư thâm canh, sản xuất nông nghiệp tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Bình quân lương thực trên người đạt 850 kg. Diện tích gieo trồng hàng năm được mở rộng không ngừng hiện có 10.328 ha, tăng 1,11 lần so với năm 2010 và 1,26 lần so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng cây lương thực với diện tích 9.050 ha chiếm 87,6 % diện tích gieo trồng hàngnăm.

- Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2016 là 2868 ha, năng suất bình quân đạt 51,5 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt 14.770 tấn, trong đó chủ yếu là lúa thâm canh (chiếm 81% diện tích). Vùng trồng lúa chủ yếu là các xã vùng thấp Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan, Trùng Quán, Tân Việt, Tân Lang, Hồng Thái, Thanh Long, Hoàng Việt,... - Cây ngô: diện tích gieo trồng 1680 ha (2016) trong đó diện tích ngô thâm canh đạt trên 71%, năng suất bình quân đạt 32,6 tạ/ha, sản lượng 5476 tấn. Các vùng trồng ngô chủ yếu Nhạc Kỳ, Hồng Thái, Thanh Long, Hội Hoan, Gia Miễn, Trùng Quán. - Cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu các loại: tiếp tục phát triển ổn định, đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Trong nhóm cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất là Hồi; thuộc nhóm cây ăn quả là Quýt, Hồng, Mận, Mơ. Đâylà những loại cây trồng chủ yếu đem lại nguồn thu lớn cho người dân (Bảng 2.5).

Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu huyện Văn Lãng năm 2013, 2016

Loại cây

Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2013 2016 2013 2016 2013 2016 Hồi 3693 4144 25,5 26,3 9417,2 10898,7 Hồng Vành Khuyên 500 650 23,3 24,8 1165,0 1612,0 Quýt 95,5 199 35,1 36,6 335,2 728,3 Thạch đen 50 80 2,4 3,5 12,0 28,0 Khoai Tây 70 135 13,1 15,53 91,7 209,7 Đậu tương 44 67 7,77 7,97 34,2 53,4

Rau đậu các loại 350 400 58,9 59,3 2061,5 2372,0

Bên cạnh những cây trồng chủ yếu, huyện đã đưa một số cây trồng vào sản xuất như rau trái vụ, hoa tươi, măng bát độ, cây mây nếp, đã mở ra một triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, một số mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa mang lại hiệu quả cao, chất lượng giống, kĩ thuật chăm sóc chưa phát triển. Tỷ trọng giá trị nhóm cây công nghiệp, cây ăn quảvà rau đậu tăng nhanh nhưng vẫn thấp trong ngành trồng trọt.

- Chăn nuôi: chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của huyện (chưa đầy 30% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp). Chăn nuôi gia súc có vai trò chủ đạo mang lại giá trị sản xuất cao (Bảng 2.6).

Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Lãng thời kỳ 2013 – 2016

Đơn vị tính: con

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Đàn trâu 12.730 12.800 11.854 12.097

Đàn bò 1.120 1.210 1.135 1.312

Đàn lợn 22.156 23.670 24.546 25.650

Đàn dê 8.798 8.764 7.654 8.863

Gia cầm 326.980 325.807 330.765 356.543

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, 2016)

Trong chăn nuôi đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ vay vốn chăn nuôi. Mô hình nuôi trâu xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả ở Hoàng Văn Thụ, Tân Thanh, Trùng Quán, Tân Lang, thị trấn Na Sầm. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của huyện, chưa tạo được bước phát triển đột phá.

Nuôi trồng thủy sản bước đầu được đầu tư phát triển, đã xây dựng mô hình nuôi cá lồng ở Lòng hồ thủy điện Thắc Xăng (Bắc La), lòng hồ Đập Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ), Đập Nà Pia (Tân Việt); toàn huyện có trên 308 ha diện tích ao hồ nuôi thả cá, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 369 tấn. Do là một huyện miền núi nên các điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản trong tương lai là rất hạn chế.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 44486,9 ha, chiếm 85,24% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng tập trung là 24.754,5 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Bắc La, Thanh Long, Nam La, Thụy Hùng, Hội Hoan, Gia Miễn. Năm 2016 trồng mới được 650 ha, độ che phủ rừng đạt 65%, cao hơn mức trung bình của tỉnh Lạng Sơn và của cả nước tương ứng 55,2% và 41,25%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi quản lý, bảo vệ.

Kinh tế nông thôn từng bước phát triển, người dân đãđưa cơ giới hóa, điện khí hóa vào hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động cho người nông dân. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên đầu tư như hệ thống đường giao thông nông thôn, lưới điện, các công trình đập, mương máng thủy lợi tưới tiêu, hệ thống trường lớp học, nhà văn hóa thôn bản, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, công trình nước sạch,... bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống dần được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)