3.4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của Huyện trong giai đoạn qua, tác giả nhận thấy một số hạn chế: kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa rõ nét; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, hiệu quảchưa cao, cây công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong sự phát triển của ngành trồng trọt; ngành chăn nuôi chưa tạo được bước đột phá, quy mô nhỏ; ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển nhưng còn manh mún, thương mại dịch vụ cũng phát triển với tốc độ chậm. Chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, kết quả, tiến độ chậm so với yêu cầu; phát triển kinh tế cửa khẩu chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 22 triệu đồng/người/ năm cho thấy nền kinh tế phát triển với tốc độ chậm.
Vì vậy, để phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, Huyện nên chú trọng đến việc phát triển các ngành kinh tế như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ,... Đây cũng là điều kiện giúp cho nền kinh tế Huyện ngày càng bền vững và hiệu quả cao.
3.4.3.2 Nội dung của giải pháp a) Đối với phát triển doanh nghiệp
Thứ nhất, thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn như: Công ty TNHH 1TV Thịnh Vượng, Công ty Da Nguyên Hồng, Công ty TNHH Huyên Thắng, Công ty THNN Dragon, Mỏ đá Tà Lài, Chi nhánh Công ty Đá mài Hải Dương, Công ty TNHH Thăng Long,…
Thứ hai, hằng năm tổ chức Hội nghị gặp mặt Doanh nghiệp nhân dịp đầu xuân năm mới. Đây là hoạt động vừa động viên khích lệ các doanh nghiệp, vừa giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển, từđó đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cho các chủđầu tư.
Thứ ba, thực hiện các hình thức hỗ trợđể cho doanh nghiệp tư nhân hoạt động như hỗ trợ về vốn, lãi suất,... từđó giúp họ có thêm động lực để thực hiện tốt việc phát triển kinh doanh, đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới.
b) Đối với sản xuất nông lâm nghiệp
Thứ nhất, thực hiện việc xây dựng các mô hình, trang trại có tính chọn lọc làm hình mẫu và có tính lan tỏa lớn để làm nơi nghiên cứu và hoàn thiện mô hình: đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và hộ nông dân. Trước hết, các mô hình điển hình sẽ được xây dựng tại thị trấn Na Sầm, các xã có kinh tế phát triển như: Tân Mỹ, Tân Thanh,... làm điển hình cho các hộ dân học hỏi; giúp nông dân cập nhật được kiến thức tiến tiến, những công nghệ mới hiện đại và từđó lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác khuyến nông để ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng rộng rãi và đi vào chiều sâu tại các xã, thị trấn trong Huyện; củng cố và phát
triển các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp tại các địa phương, giúp bà con được tập huấn trồng trọt, chăn nuôi, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm; tương trợ nhau về vốn để sản xuất và phối hợp cùng nhau trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học.
Thứ ba, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế đối với các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước tại các xã vùng thấp Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan, Trùng Quán, Tân Việt, Tân Lang, Hồng Thái, Thanh Long, Hoàng Việt, Tân Mỹ; cây ngô lai tại các xã chủ yếu như: Nhạc Kỳ, Hồng Thái, Thanh Long, Hội Hoan, Gia Miễn, Trùng Quán,...; thực hiện việc thâm canh giống mới có năng suất cao với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường; chú trọng phát triển cây lương thực khác tại tất cả các xã trong Huyện như khoai tây, đỗ xanh, mía, thạch đen, sắn, rau củ quả các loại... Đồng thời sử dụng rộng rãi các giống lai, ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lai tạo giống, chăm sóc, bảo quản, sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân bón vi sinh. Sử dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản nông sản và chế biến thực phẩm,...
Thứ tư, đẩy mạnh việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, kinh tế rừng, trọng tâm là mở rộng và phát triển cây Hồng Vành Khuyên tại các xã: Hoàng Việt, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, cây Hồi tại các xã: Hội Hoan, Nam La, Gia Miễn và Hoàng Văn Thụ. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại để mở rộng thịtrường, tạo liên kết trong sản xuất thông qua các hoạt động in ấn bao bì đóng gói sản phẩm, tổ chức hội thi, đẩy mạnh quảng bá qua các phương tiện truyền thông của huyện, tỉnh, các báo của trung ương và địa phương,...
Thứ năm, tiếp tục phát triển, tăng quy mô đàn trâu, bò thịt, dê, lợn nạc, gia cầm bằng cách mở rộng, phát triển thêm các trang trại chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp. Trước mắt áp dụng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp để phát triển đàn gia súc và gia cầm tại các xã: ở Hoàng Văn Thụ, Tân Thanh, Trùng Quán, Tân Lang, thị trấn Na Sầm. Bên cạnh đó, cần nhân rộng điển hình này ra các địa phương khác trong Huyện. Đồng thời thực hiện hỗ trợ vốn và lãi suất ưu đãi cho các hộ dân tham gia nuôi theo mô hình trang trại này.
lượng con giống. Đẩy mạnh dịch vụ phân bón, dịch vụđiện năng phục vụ sản xuất, dịch vụ thú y, thuỷ nông và xây dựng mạng lưới thông tin, tìm kiếm thịtrường xuất khẩu hàng hóa nông sản; củng cố và phát triển mạnh các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ; giúp gia tăng chất lượng vật nuôi, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
c) Công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp
- Phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về tài nguyên, lợi thế so sánh và con người để nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thực hiện việc phân bổ nguồn lực hợp lý giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, gắn liền với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; hình thành một số doanh nghiệp công nghiệp mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và chế biến. Tập trung thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp và khởi sự doanh nghiệp cho các xã và thị trấn trọng điểm như Na Sầm; Tân Thanh,...
- Thực hiện phân loại các nhóm chính sách công nghiệp để hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ, nhất là nhóm chính sách cho các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành công nghiệp vật liệu, vật liệu mới. Việc phân loại này giúp cho Huyện thực hiện quản lý được tốt hơn, đồng thời giúp phát triển ngành công nghiệp ngày càng bền vững.
- Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với sản xuất kinh doanh, với nhu cầu của thị trường để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay trên toàn huyện có hơn 70 cơ sở và 28 hợp tác xã sản xuất, nhưng chỉ thu hút được gần 1000 lao động tham gia. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Huyện cần mở rộng các cơ sở này, có biện pháp gia tăng sốlao động bằng việc thực hiện đổi mới phương thức giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo kỹ năng, văn hóa và tác phong công nghiệp.
- Tăng cường ổn định bền vững kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách giáo dục, y tế nhằm nâng cao năng suất lao động của người dân. Từđó góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển công nghiệp trong thời gian tới.
d) Thương mại, du lịch
- Tập trung phát triển kinh doanh thương mại bán lẻ, như kinh doanh quần áo, mỹ phẩm,... tại chợ đầu mối; tập trung phát triển các tổ chức, hộ kinh doanh thương mại bán lẻ, doanh nghiệp thương mại bán buôn và các mô hình tổ chức kinh doanh nhằm góp phần gia tăng thu nhập người dân và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn huyện.
- Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối vừa và nhỏ trong huyện, đặc biệt là thị trường nông thôn. Việc phân phối này giúp cho ngành thương mại phát triển trong giai đoạn tới.
- Thực hiện việc điều chỉnh, sắp xếp và nâng cấp mạng lưới thương mại truyền thống, như: nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới chợ hiện có, hạn chế phát triển chợ dân sinh quy mô nhỏ tại khu vực đô thị. Đồng thời cần đề xuất xây dựng Trung tâm thương mại tại thị trấn Na Sầm nhằm phục vụ việc mua sắm cho nhân dân trên địa bàn. Tiếp tục phát huy, nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ, trung tâm thương mại tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam (Tân Mỹ), Na Hình (Thụy Hùng), chợ cụm xã Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan; khuyến khích thương nhân kinh doanh trên chợ thành lập các liên minh mua bán hàng hoá; lấy chợ làm hạt nhân để phát triển các chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp xung quanh khu vực chợ.
- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn, đặc biệt là các cửa khẩu chính như Tân Thanh, Cốc Nam (Tân Mỹ),... nhằm tăng thu ngân sách cho địa phương, tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn thông qua các hoạt động phụ trợ.
- Phát triển du lịch: Huyện Văn Lãng có nhiều nơi nổi tiếng như: Cửa khẩu Tân Thanh, Khu Lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Đường số 4, Đền Mẫu Na
Sầm...đây không chỉ là địa điểm du lịch mà còn gắn liền với truyền thống cách mạng, văn hóa tâm linh của người Việt. Chính vì vậy, việc khai thác và phát triển các khu du lịch là điều quan trọng, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Trước hết, Huyện cần hỗ trợ vốn cho việc trùng tu, bảo dưỡng những di tích; thực hiện các tour du lịch nối liền các địa điểm này để giúp du khách có thể đi tham quan, mua sắm giúp gia tăng lượng khách đến với Văn Lãng ngày càng nhiều hơn. Phát triển, tôn tạo các di tích văn hoá-lịch sử, các lễ hội phục vụ du lịch khác; thực hiện việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái như: Lòng hồ thủy điện Thắc Xăng, lòng đập Nà Pàn Hoàng Văn Thụ; các khu du lịch tâm linh khác như: Chùa Tân Thanh, Chùa Thanh Hương, Chùa Nà Cưởm, Đền Mẫu Na Sầm, Đền Đức Thánh Trần, Khu Lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ; du lịch cộng đồng như: các lễ hội xuân, hội lồng tồng, Chợ tình tại Hội Hoan,…
Thực hiện quảng bá các sản phẩm du lịch thông qua việc giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức các chương trình du lịch như: Chương trình Lễ hội Xuân,... nhằm thu hút hàng ngàn du khách đến tham gia.
Ngoài ra, Huyện cần có sự kết nối với các địa phương lân cận bằng việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến đường Na Sầm- Na Hình; Quốc lộ 4A,... Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của huyện ra bên ngoài, thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch hỗn hợp, có sự liên kết với các huyện, tỉnh lân cận. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển du lịch.
3.4.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp
Thứ nhất, với vị trí địa lý giáp với Trung Quốc nên góp phần không nhỏ cho việc giao lưu kinh tế, công thương giữa Hai nước. Chính vì vậy, việc phát huy lợi thế tiềm năng này luôn được Nhà nước ta nói chung, tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Lãng nói riêng quan tâm đặc biệt.
Thứ hai, với hệ thống đường giao thông khá thuận tiện như đường Quốc lộ 4A, tuyến đường Na Sầm- Na Hình, đường Pắc Luống – Tân Thanh,... đã góp phần
không nhỏ trong việc lưu thông hàng hóa, đồng thời giúp cho phát triển du lịch ngày càng tốt hơn.
Thứ ba, hằng năm, lượng khách đến với các điểm du lịch của Huyện ngày một tăng cũng là động lực để Huyện tiếp tục đầu tư và phát triển các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng,... ngày càng tốt hơn.
Thứ tư, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản như: Quặng sắt, các núi đá vôi, cát, sỏi,... ở An Hùng, Tân Thanh, Tân Mỹ,... rất thích hợp để sản xuất các vật liệu xây dựng; là tiền đề để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ tại địa phương trong giai đoạn tới.
3.4.3.4Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại
Với những giải pháp được đưa ra, trong thời gian tới, có thể dự kiến được hiệu quả các giải pháp mang lại như sau:
Thứ nhất, dự kiến đến năm 2020, giá trị sản xuất tăng gấp 2 lần so với năm 2016; cơ cấu kinh tế tỷ trọng các ngành sẽ có chiều hướng giảm nông nghiệp, tăng ngành dịch vụ, cụ thể: ngành nông, lâm nghiệp chiếm 37,5%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; ngành dịch vụ chiếm 36% ; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm.
Thứ hai, trong giai đoạn 2017-2020, số lượng và chất lượng lúa nước sẽ tăng 10% hàng năm, đến năm 2020, năng suất đạt 60 tạ/ha. Sốlượng ngô lai tăng trưởng 12% hàng năm và đạt 40 tạ/ha vào năm 2020. Sản lượng lương thực lương thực có hạt 25.000tấn; trồng rừng mới đạt 2.000 ha trở lên.
Thứ ba, đến năm 2020, diện tích trồng Hồng Vành Khuyên đạt 800ha, sản lượng ước đạt 48.000 tấn, giá trị khoảng 96 tỷ đồng; cây Hồi đến năm 2020 đạt 600ha, sản lượng ước đạt 36.000 tấn, giá trị khoảng 72 tỷđồng.
Thứ tư, về sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: trong giai đoạn tới, mỗi năm có tốc độ tăng trưởng 10%/năm, đồng thời trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện
Thứ tư, về thương mại và dịch vụ: trong giai đoạn 2017-2020, hàng năm, giá trị thương mại ước tăng 11% so với năm trước. Đồng thời duy trì lượng khách du lịch đến với Huyện tăng bình quân 10%/năm; dịch vụ sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.