Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 95 - 102)

3.4.5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Trong quá trình đánh giá thực trạng của các vấn đề xã hội trên địa bàn huyện Văn Lãng, tác giả nhận thấy một số hạn chế, như: còn xảy ra tình trạng nghèo phi lương thực, thực phẩm (nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá,…); công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã giảm theo từng năm song kết quả chưa thực sự vững chắc; y tế, giáo dục được quan tâm hơn nhưng vẫn còn chậm, số lượng trạm y tế được xây dựng kiên cố chưa nhiều,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn qua.

Trong khi đó, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến chính sách phát triển các vấn đề xã hội, coi đây là nền tảng cho sự phát triển. Hàng loạt các chủ trương, quyết định như: Quyết định số 31/2002/QĐ-BVHTT ngày 10 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao về “Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo dân số - AIDS và các vấn đề xã hội”; Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn

đề xã hội liên quan đến phụ nữgiai đoạn 2017-2027”,... Vì vậy, trong giai đoạn tới, Huyện cần nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

3.4.5.2 Nội dung của giải pháp

a) Về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo

Thứ nhất, thực hiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Muốn vậy, cần thực hiện việc triển khai và mở rộng đào tạo nghềvà nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động, nhất là lao động trong nông nghiệp và nông thôn; chủ động phối hợp với các trường đào tạo nghề tỉnh Lạng Sơn, khối các trường chuyên ngành như: Đại học Lâm nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam,... trong việc truyền đạt các kiến thức, kỹ năng để người dân biết, vận dụng vào sản xuất sản phẩm tại địa phương.Để phát huy các thế mạnh phát triển các loại nông sản của huyện như: Hồng Vành Khuyên, thạch đen, Quýt, rau sạch,... thì trong thời gian tới, huyện phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân, mời các chuyên gia đến trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm nhằm giúp nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời giúp các hộ dân chuyên sản xuất nông nghiệp thêm hiểu, gắn bó hơn với ngành nông nghiệp huyện.

Thứ hai, thực hiện chương trình giảm nghèo cho người dân trong huyện thông qua việc xây dựng và đầu tư thêm vốn cho quỹxóa đói giảm nghèo của huyện; có chính sách giúp đỡngười nghèo như hỗ trợ, tạo cơ chế vay với lãi suất hợp lý để giúp các hộ dân yên tâm sản xuất. Thực hiện việc vận động nhân dân và các tổ chức, như: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện; Ngân hàng Nông nghiệp& PTNT huyện; các hợp tác xã; các đoàn thể huyện,... trong việc giúp đỡ những hộnghèo vươn lên phát triển kinh tếgia đình, tăng thu nhập, đảm bảo ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp có nhiệm vụ chỉđạo trực tiếp chương trình giảm nghèo; xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với từng địa phương; tranh thủ tối đa các nguồn kinh phí của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài để hỗ trợ một cách thiết thực cho các hộ nghèo và cận nghèo. Có chính sách đầu tư hỗ trợ cây, con giống, vật tư thiết bị sản xuất cho người dân; kết hợp tập huấn kỹ thuật theo kiểu cầm tay, chỉ việc; động viên, khuyến khích người dân hăng say sản xuất; tạo điều kiện cho họ được sinh hoạt trong các câu lạc bộ nông dân,

các đoàn thể tại địa phương hay đi đào tạo nghề, tham quan các mô hình có hiệu quả trong và ngoài huyện để từđó nâng cao được tay nghề.

Ngoài ra, Huyện cũng cần quan tâm hơn đến công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác giảm nghèo; đưa tin kịp thời, chính xác trên báo, đài những tấm gương vượt khó, những cá nhân tiêu biểu để nhân rộng điển hình.

b) Về giáo dục và đào tạo

Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện trong giai đoạn tới, tác giảxin đưa ra một số giải pháp sau:

Trước hết cần hỗ trợ vốn để xây dựng các trường học kiên cố. Hiện nay, số trường học chưa được xây dựng kiên cố còn 16/54 trường, chủ yếu là các trường tại các xã đặc biệt khó khăn như: An Hùng, Trùng Khánh, Thụy Hùng,... Do đó trong thời gian tới, huyện cần hỗ trợ thêm vốn để xây dựng các công trình phòng học kiên cố, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh địa phương.

Nâng cao hơn nữa chất lượng các trường học đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay, số trường đạt chuẩn Quốc gia là 13/54 trường, đạt 24,05%; để phát triển thêm các trường chuẩn Quốc gia và nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn, Huyện cần hỗ trợ thêm kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường thông qua các hình thức hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; mời các chuyên gia giáo dục để đào tạo và cập nhật các kiến thức mới, kỹnăng mới cho giáo viên địa phương.

Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường vận động học sinh đi học cấp THPT, học nghề nhiều hơn; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chếđộ, chính sách hỗ trợ học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông; tập trung phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở tại các xã đặc biệt khó khăn; xây dựng cơ sở bán trú cho học sinh THPT.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện tốt chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục- đào

tạo. Đổi mới phương thức quản lý hướng tới tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Phát động, tổ chức các cuộc vận động để huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; tiếp tục khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; kịp thời khen thưởng, tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, nhân dân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục.

c) Về y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Tập trung củng cố, nâng cao hệ thống y tế, như: duy trì, nâng cấp hệ thống phòng khám đa khoa khu vực Tân Thanh, Hội Hoan và Hoàng Văn Thụ; nâng cấp, hiện đại hóa bệnh viện trung tâm Văn Lãng,... bởi đây là nơi thu hút nhiều người dân đến khám và chữa bệnh.

Nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ; tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ nhân viên y tế xuống các bệnh viện lớn của Hà Nội như Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Việt Đức,... để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm chuyên môn. Phối hợp với các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Nguyên, Hải Phòng,... trong việc đào tạo, nâng cao trình độđội ngũ. Từđó đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân được tốt hơn.

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; thực hiện việc tăng cường cán bộ và trang thiết bị kỹ thuật cho mạng lưới tuyến cơ sở; cử và hỗ trợ cán bộ y tế cơ sở đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có các chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ y tế về làm việc tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện,… nhằm nâng cao chất lượng phục vụngười dân được tốt hơn.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống các dịch, bệnh nguy hiểm, HIV/AIDS,... Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn, giúp tình trạng sức khỏe người dân luôn được cải thiện. Từđó góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

d) Về hoạt động văn hóa, thông tin

cần thiết để nâng cao chất lượng và môi trường sống cho nhân dân; giúp người dân có nơi vui chơi giải trí, tăng cường tình đoàn kết, nâng cao thể lực và trí lực, góp phần xây dựng xã hội ổn định và phát triển.

Vì vậy, trong thời gian tới, Huyện cần thực hiện việc xây dựng mới sân vận động huyện; Tiếp tục duy trì hoạt động Đài truyền thanh Truyền hình huyện; củng cố hoạt động các trạm phát lại truyền hình tại Tân Thanh, Thụy Hùng, Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan. Tiến hành xây dựng cung văn hóa thiếu nhi tại trung tâm huyện để giúp cho nhân dân có môi trường tham gia vui chơi được tốt hơn.Tập trung phát triển và nâng cao các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, hướng mọi hoạt động vềcơ sở; kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại; chú trọng hơn nữa việc phát triển phong trào thể dục thể thao học đường

Bên cạnh đó, hàng năm Huyện cần tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, bia Tưởng niệm, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện; khôi phục, bảo tồn các di sản văn hóa, các lễ hội truyền thống của của quê hương nhằm phát huy nét văn hoá bản sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Hoa.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hoạt động thể dục thể thao quần chúng, đầu tư sân tập thể thao từ huyện đến các thôn bản, đơn vị trường học. Ngăn chặn có hiệu quả việc truyền đạo trái phép, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, mê tín dịđoan,…

Nâng cao chất lượng các buổi truyền thanh, phát lại truyền hình, bảo quản sử dụng tốt trang thiết bị, máy phát hình được trang bị. Thực hiện tốt việc phủ sóng phát thanh truyền hình, đảm bảo duy trì tất cả các hộ dân trong Huyện được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và xem chương trình Đài Truyền hình Việt Nam.

e) Về dân số

Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình từ huyện đến cơ sở, giúp cho cán bộ có kiến thức, năng lực, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài công tác kế hoạch hóa tại địa phương.Tăng cường sự phối hợp giữa

ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp; phát huy có hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo dân số kế hoạch hóa gia đình các cấp từ huyện đến 20 xã, thị trấn trong toàn địa bàn. Tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm đến các đối tượng đặc thù và đối với giới trẻ, vị thành niên, thanh niên. Đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụvà tư vấn sức khoẻ sinh sản, đáp ứng nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tại địa phương.

Tiếp tục duy trì kế hoạch giảm sinh, phấn đấu sớm đạt mục tiêu mức sinh quy định, đảm bảo quy mô và cơ cấu dân số hợp lý. Muốn vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân trên địa bàn huyện nhận thức về những hạn chế của việc sinh nhiều con; thông qua công tác kết hợp với các kênh của đoàn thể như hội phụ nữ xã, thôn nhằm tuyên truyền, động viên các hộ gia đình giảm tỷ lệ sinh. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về các biện pháp tránh thai, giúp người dân có cơ hội lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số; tổ chức kiểm tra sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân, phát hiện các bệnh bẩm sinh của trẻ sơ sinh, chẩn đoán trước sinh và sau sinh, phục hồi chức năng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,... Ngoài ra cần đẩy mạnh phong trào xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về trí tuệ, đạo đức, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lạnh mạnh của xã hội, là nơi bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

g) Thực hiện tốt chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội

lo đời sống vật chất tinh thần cho người có công với cách mạng; thực hiện đầy đủ, chính xác các chính sách ưu đãi của Nhà nước.Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”; xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng, huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần nâng cao mức sống gia đình người có công trên địa bàn huyện và đào tạo, bồi dưỡng con em họ tiếp tục phát huy truyền thống đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; huy động các nguồn lực để góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Chủ động nguồn lực tại chỗđể hỗ trợcho người dân bị thiên tai, dịch bệnh, không đểngười dân đói, trẻ em bỏ học, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và sản xuất. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trịtrong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực thi quyền của trẻem trong đời sống xã hội.

3.4.5.3Điều kiện thực hiện giải pháp

Thứ nhất, hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, y tế; hàng năm vốn đầu tư cho các công tác này có xu hướng tăng, ngày càng đáp ứng các nhu cầu trong việc học tập, khám chữa bệnh cho người dân.

Thứ hai, kinh tế xã hội tăng trưởng, nhu cầu việc làm, học tập, đào tạo, khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao. Đây là yếu tố giúp cho công tác y tế, giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân.

Thứ ba, sự hội nhập kinh tế, quan hệ với nước bạn (Trung Quốc), nên nhu cầu giao lưu văn hóa, kinh tế của người dân khá đa dạng. Do đó, việc bảo tồn, phát triển văn hóa, thông tin là vấn đề cần thiết, hỗ trợ cho việc phát triển các ngành kinh tế- xã hội huyện Văn Lãng trong giai đoạn tới đạt hiệu quả cao.

3.4.5.4Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại

Thứ nhất, về vấn đề việc làm: Hằng năm thực hiện tăng trưởng việc làm bình quân là 10%/năm; nâng tỷ lệlao động thông qua đào tạo đến năm 2020 lên mức 50% dân số toàn huyện; giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3,0% trởlên; đến năm 2020 trên địa bàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn ở mức 14,5%.

Thứ hai, về giáo dục: hàng năm, số trường học kiên cố được đầu tư xây dựng tăng khoảng 9%; phấn đấu thực hiện đến năm 2020 đạt chỉ tiêu 100% trường học được xây dựng kiên cố, có đủ phòng học, nhà công vụ, nhà ăn, nghỉ cho sinh sinh bán trú,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)