Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 45 - 47)

- Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên là 56.471,3ha, trong đó đất nông lâm nghiệp 52.193,1 ha chiếm 91,98% (đất trồng lúa 3.483,3ha, chiếm 6,67%, đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm 4.074,6ha, chiếm 7,81%, đất lâm nghiệp 44.486,9 ha chiếm 85,24%, đất nuôi trồng thuỷ sản 138ha chiếm 0,26%, đất nông nghiệp khác 10,3% chiếm 0,02%), đất phi nông nghiệp 2.590,00ha chiếm 4,56% (đất ở 454,6ha chiếm 17,55%, đất quốc phòng an ninh 33.3ha chiếm 1,29%, đất cơ quan 52,34ha chiếm 2,02%, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 55,5 ha chiếm 2,14%, đất hạ tầng cơ sở 992,4ha chiếm 38,32%, đất sông suối đập 926,7 ha chiếm 35,78%,...), còn lại là đất đồi núi chưa sử dụng 1.958,2ha (chiếm 3,45%),… (bảng 2.1).

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Lãng năm 2016

Mục đích sử dụng Ký hiệu Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

I. Tổng diện tích tự nhiên 56.741,30 100,00

1. Đất nông nghiệp NNP 52.193,10 91,98

- Đất trồng lúa LUA 3.483,30 6,67

- Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm HNK, CLN 4.074,60 7,81 - Đất trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất RPH, RSX 44.486,90 85,24

- Đất nuôi trồng thủy sản NTS 138,00 0,26

- Đất nông nghiệp khác NKH 10,30 0,02

2. Đất phi nông nghiệp PNN 2.590,00 4,56

- Đất ở OCT 454,60 17,55

- Đất quốc phòng, an ninh CQP, CAN 33,30 1,29

- Đất trụ sởcơ quan, công trình sự nghiệp TSC, DSN 52,34 2,02

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 55,50 2,14

- Đất phát triển hạ tầng cơ sở, công cộng CCC 992,40 38,32

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 39,42 1,52

- Đất sông, ngòi, suối, đập SON 926,70 35,78

- Đất phi nông nghiệp khác PNK 35,74 1,38

3. Đất chưa sử dụng CSD 1.958,20 3,45

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lãng, 2016)

- Tài nguyên rừng: diện tích đất có rừng của huyện Văn Lãng khá lớn, theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016 là 44.486,9 ha chiếm 85,24% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất có rừng sản xuất là 35.678,6 ha chiếm 80,2%, đất có rừng phòng hộ là 8.808,3 ha chiếm 19,8%. Năm 2016 trồng rừng mới ước được 625,8 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 3.500 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,6%.

- Tài nguyên nước: huyện Văn Lãng có nguồn nước ngầm và nước mặt khá lớn, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của đời sống nhân dân. Địa bàn huyện có nhiều sông, suối chảy qua (sông Kỳ Cùng, Văn Mịch, các suối: Tân Mỹ,

Khuổi Slin, Khuổi Rào, Thanh Long và các khe suối) và các hồ, đập lớn, nhỏ như: Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ); Kéo Páng (Nhạc Kỳ); Nà Piya (Tân Việt) có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Văn Lãng nghèo nàn, trữ lượng nhỏ như: quặng sắt, mỏ quặng Apatit ở xã An Hùng, Tân Thanh, Tân Mỹ,… ngoài ra còn có nhiều núi đá vôi, các mỏ cát, sỏi,… có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)