Sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 90 - 95)

3.4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Khi đánh giá thực trạng các nguồn lực vào phát triển kinh tế- xã hội, tác giả nhận thấy có những hạn chế nhất định, như: Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản còn hạn chế; một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả; việc khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng chưa được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ, vấn đề môi trường chưa được khắc phục kịp thời. Môi trường đầu tư ở huyện vẫn bấp bênh, các quan hệ kinh tế chưa chưa thông suốt. Tình trạng đó là do các chính sách pháp luật về đầu tư chưa đồng bộ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn ở mức thấp, việc kiểm soát chi phí sản xuất khó khăn, tình hình trốn lậu thuế trong kinh doanh còn nhiều... dẫn đến tình trạng kinh doanh không bình đẳng, không khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư.

Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, hầu hết số lao động chưa qua đào tạo; phần lớn dân cư sống ở nông thôn, trình độ dân trí thấp, quen lối sống phong tục tập quán, ít tiếp cận với pháp luật, có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý xã hội. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế, chưa tạo được đột phá trong tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh...

Trong khi đó, để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành các quy định cụ thể như: Quyết định số 12/2016/NĐ-CP, ngày 19 tháng 2 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 về “Chi tiết thi hành một số điều Luật Tài nguyên nước”,... Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành một số quyết định như: Quyết định 3790/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh giai đoạn 2015-2020”; Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 5 năm 2016 về “Đổi mới, nâng cao chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực,...

Thông qua đó, theo chủtrương của Huyện trong giai đoạn tới, thực hiện giải quyết việc làm hàng năm cho 800 lao động, nâng tỷ lệlao động qua đào tạo đạt 52%.

3.4.4.2Nội dung của giải pháp

a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên của Huyện hiện nay bao gồm: quặng sắt, núi đá vôi, cát, sỏi, boxit,... cần phải được nhìn nhận, đánh giá là nguồn vốn, đầu vào của nền kinh tế, là tài sản quốc gia có hạn, phải được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Đồng thời cần phải sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên; thiết lập cơ chế thích hợp để nhân dân tham gia giám sát, quản lý tài nguyên, đấu tranh ngăn chặn các hành vi làm hủy hoại tài nguyên.

- Hằng năm,tập trung đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng, giá trị kinh tế các loại tài nguyên của huyện. Việc đánh giá này sẽ giúp công tác quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên của huyện ngày càng hiệu quảhơn.

- Phát huy lợi thế vềđịa lý và tài nguyên phát triển các ngành kinh tế xanh; khuyến khích thúc đẩy đầu tư, đổi mới, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong các ngành khai thác chế biến tài nguyên; thực hiện các biện pháp giảm chất thải trong sản xuất, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải sau sản xuất và tiêu dùng; thực hiện việc thống kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên trong nền kinh tếtheo định kỳ.

- Hoàn thiện quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn nước; thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thông qua mở các lớp tập huấn tại huyện và cơ sở.

b) Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động

Để phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động, phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, như: nhóm giải pháp về sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số; nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo; nhóm giải pháp về tạo việc làm; nhóm các

giải pháp tạo ra động lực kích thích tính tích cực của người lao động..Trong đó nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo được coi là quan trọng nhất và là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng nguồn lao động của huyện.

Tập trung phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, nhằm đảm bảo điều kiện học tập tốt hơn. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viênđảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên trên các cấp học, bậc học theo quy định, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hóa nghề nghiệp; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục phải gắn với thị trường sức lao động, coi trọng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; thực hiện đề án sắp xếp quy mô hệ thống các trường trên địa bàn huyện theo hướng vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, vừa phù hợp với thực tế địa phương; Phát huy chức năng nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề, mở rộng cơ sở dạy nghề ở các xã, thị trấn nhằm đảm bảo lao động có tay nghề để cung ứng cho các công ty, cơ sở sản xuất, chế biến cũng như xuất khẩu lao động. Xây dựng chương trình liên tịch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm với các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề để phối hợp mở các lớp đào tạo nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, sữa chữa, tin học, may công nghiệp, may dân dụng… Cần có chếđộ đãi ngộ đểthu hút lao động có kỹ thuật và chuyên môn giỏi đến công tác, ổn định lâu dài trên địa bàn huyện, Thực hiện chính sách đào tạo, đào tạo lại, sử dụng hiệu quả đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, các nghệ nhân và thợ lành nghề; đào tạo nghề cho mọi đối tượng lao động. Các trạm khuyến nông, khuyến lâm phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cho người lao động đã lớn tuổi không có điều kiện đi học tập trung. Tư vấn mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương. Chuyển hình thức đào tạo tập trung bằng hình thức đào tạo nghề gắn với cơ sở sản xuất giúp người lao động có điều kiện thực hành trực tiếp trên máy móc thiết bị. Phối hợp với các cơ sở đào tạo do UBND tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, lao động thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất, lao động là người tàn tật để đào tạo nghềcho lao động chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm ổn định. Mở

rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, đào tạo nghề trực tiếp tại các công ty, nhà máy để gắn với việc làm sau đào tạo.

c) Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

Thứ nhất, tạo môi trường thu hút và khuyến khích đầu tư; đổi mới đầu tư công phải được thiết kế gắn với đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế của tỉnh và theo hình thức đối tác công tư nhằm huy động đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Vận dụng tốt các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thểđể thu hút vốn đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng. Phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đẩy nhanh phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam (Tân Mỹ), Na Hình (Thụy Hùng). Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng cho giao lưu trao đổi hàng hoá, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tếthương mại dịch vụ và du lịch.

Thứ hai, hoạch định kế hoạch đầu tư công gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quảvà năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ vốn cho người dân phát triển sản xuất, hỗ trợ người nghèo, phát triển quỹ tín dụng nhân dân, chính sách vay vốn đối với người lao động trong diện thu hồi đất nhằm tạo điều kiện cho họ chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang hoạt động ở khu vực phi nông nghiệp tại các địa phương như: Na Sầm, Tân Thanh, Tân Mỹ,... Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận chính sách kích cầu của Chính phủ và các chính sách khác để đầu tư phát triển KTXH.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ các nguồn thu và có biện pháp chỉđạo điều hành tăng thu ngân sách cho Nhà nước; thực hiện phối kết hợp giữa các lực lượng trên địa bàn làm tốt công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống thất thu. Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tăng vốn đầu tư phát triển. Quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn lực từđất đai, tạo quỹ đất đểđấu giá quyền sử dụng đất lấy vốn cho đầu tư phát triển. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản công.

Thứ tư, tổ chức bán đấu giá một số công trình, nhà làm việc, một số khu đất trên địa bàn thị trấn Na Sầm, khu trung tâm xã do Nhà nước quản lý, đã xuống cấp,

manh mún, không tập trung, để sử dụng nguồn vốn tái đầu tư xây dựng các công trình quy mô, tập trung và đầu tư cho phát triển.

d) Ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ

Trước hết, cần tăng cường năng lực về khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội; nắm bắt và vận dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Triển khai áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ thử nghiệm tại trấn Na Sầm, các xã phát triển như Tân Thanh, Tân Mỹ,... để đánh giá hiệu quả các dự án. Nếu đạt tiêu chuẩn, trong giai đoạn sau sẽ tiến hành mở rộng ra các địa phương khác trong huyện.

Bên cạnh đó, việc phát triển khoa học - công nghệ phải đáp ứng kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra; có khả năng cải tiến, nâng cao và sáng tạo công nghệ nhằm nhanh chóng đưa nền sản xuất của huyện thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc hậu, từ đó tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân dân; cung cấp, phổ biến tri thức khoa học - công nghệ cho người lao động làm cơ sở cho việc thực hiện các đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện

3.4.4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp

Một là, hiện nay Đảng và Nhà nước ta nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng rất quan tâm đến việc khai thác, phát triển các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương. Đồng thời coi công tác quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là vấn đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, nước ta đang bước vào nền kinh tế thịtrường định hướng Xã hội chủ nghĩa nên chất lượng nguồn nhân lực được coi trọng. Hằng năm, huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ba là, vấn đề vốn được tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Lãng quan tâm chỉ đạo, điều hành. Điều này tạo ra sự nhất quán trong việc thực hiện các chính sách tại địa phương hiệu quảhơn.

Bốn là, việc ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật bước đầu đã được thực hiện tại các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn sẽ tạo động lực cho sự phát triển, sử

dụng khoa học công nghệ tại huyện Văn Lãng trong giai đoạn tới.

3.4.4.4Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại

Thứ nhất, đối với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên: hàng năm, thực hiện khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng đều 8%/năm. Đồng thời đóng góp giá trị vào GDP mỗi năm tăng khoảng 1,5%.

Thứ hai, đối với việc sử dụng nguồn nhân lực: trong giai đoạn 2017-2020, dự kiến hàng năm, nguồn nhân lực sẽ tăng 10%/năm cả về chất và lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Thứba, đối với việc sử dụng vốn: dự kiến hàng năm, việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả, tăng khoảng 10%/năm; góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

Thứ tư, đối với việc sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: việc phát triển thử nghiệm các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động lên khoảng 10%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)