1.4.2.1 Kinh nghiệm của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Tiên Du một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du có hơn 35.000 hộ, trên 153.000 nhân khẩu, với trên 9.500 ha diện tích đất tự nhiên, phân bố ở 14 đơn vị hành chính. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển KTXH của địa phương.
Những năm vừa qua, Tiên Du đã phát huy sáng tạo, nỗ lực phấn đấu trong tiến trình phát triển KTXH và đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Tăng trưởng (GRDP) bình quân 8,5%/năm; trong đó công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 9,4%; thương mại - dịch vụ tăng 8,9%; nông - Lâm - thủy sản tăng 1,9%. Cơ cấu kinh tế theo ngành: công nghiệp - xây dựng cơ bản 75,5%; thương mại - dịch vụ 16,6%; nông - Lâm nghiệp - thủy sản 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,72% năm 2010 xuống còn 1,6% năm 2015.
Về nông nghiệp, phát triển theo phương thức sản xuất hàng hóa, đưa các giống lúa có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất; năng suất lúa bình quân đạt 62,85 tạ/ha, tăng 2,5% so với năm 2010; tổng sản lượng lương thực của toàn huyện đạt 56.390 tấn, giá trị sản xuất một ha canh tác đạt 96 triệu đồng/ ha.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 30.000 tỷ đồng. Hệ thống chợ nông thôn, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ cho nhân dân. Tổng mức luân chuyển hàng hóa năm 2015 của huyện ước đạt 4.097 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2010. Thu ngân sách của huyện tăng bình quân 17,7%/năm. Chi ngân sách tăng bình quân 9,9%/ năm.
Sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 94%, 44/54 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 11 trường đạt chuẩn mức 2, tăng 7 trường so với 2010.
Lĩnh vực văn hóa có sự tiến bộ. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93%, làng văn hóa đạt 81%, công sở văn hóa đạt 89%. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được huyện quan tâm, góp phần hạ tỷ lệ phát triển dân số của huyện xuống 1,35%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 9,5%. Có 8 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tếxã giai đoạn 2011-2020.
Có được những kết quả trên, Tiên Du đã phát huy tối đa những lợi thế của huyện, xác định những nhiệm vụ trọng tâm và đề ra giải pháp để thực hiện.
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân. Quản lý thực hiện tốt các quy hoạch khu công nghiệp gắn với quy hoạch khu dân cư và dịch vụ, chú trọng công tác bảo vệ môi trường.
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, sạch, tiến dần đến nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa theo hướng chất lượng và có giá trị cao. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa lai, lúa hàng hóa, trồng màu và kinh tế trang trại.
Thứ ba,tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung khai thác triệt để các nguồn thu cho ngân sách như nguồn thu từ thuế ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất, thực hiện các dự án và tiết kiệm chi để có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Tăng cường công tác quản lý xây dựng và quản lý đô thịđểđảm bảo thực hiện đô thị sáng xanh - sạch - đẹp.
Thứ tư, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa- xã hội, y tế, giáo dục. Thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh, đẩy mạnh các hoạt động thể dục - thể thao, công tác y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ năm, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng quân sựđịa phương vững mạnh. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; tăng cường phát hiện, xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp về an ninh nông thôn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ sáu, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, sự điều hành có hiệu quả của chính quyền và sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Đổi mới công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ; lấy hiệu quả hoàn thành công việc là thước đo chính trong đánh giá, xếp loại thi đua; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên.
1.4.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
Huyện Trà Lĩnh là huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng,có 10 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hùng Quốc và 9 xã ( trong đó có 04 xã biên giới), diện tích huyện 256 km2 (tương đương với 24.064 ha), dân số 21.558 người. Huyện có đường biên giới dài 32 km, với cửa khẩu Hùng Quốc thông sang Trung Quốc. Có điểm du lịch sinh thái HồThăng Hen,nước luôn trong xanh biếc. Đồi núi chiếm tới 87,85% diện tích tự nhiên diện tích đất canh tác của huyện có khoảng trên 4064 ha. Huyện Trà Lĩnh có nguồn khoáng sản trữlượng lớn là Măng gan, ước tính khoảng 3 triệu tấn là tài nguyên quý giá cho sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của huyện.
Phát triển kinh tế: Thực hiện việc cơ cấu lại tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện theo hướng tích cực, trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp của huyện đã giảm từ 72% xuống còn 60%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 12% lên 15%; thương mại, dịch vụ tăng từ 16% lên 25%. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của huyện đạt 5,2%/năm, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 18.700 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 840 kg/năm; giá trị sản xuất đất nông nghiệp năm 2015 đạt 30 triệu đồng/ha, tăng 8 triệu đồng so với năm 2010.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 11%. Sản phẩm chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng thông thường như: Đá xây dựng, gạch bê tông và một số sản phẩm đồ gia dụng khác. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,5%.
Hoạt động thương mại và dịch vụ tại khu kinh tế cửa khẩu có những chuyển biến tích cực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn hàng năm đều tăng, năm 2014 đạt trên 9.610.830 USD (tăng 1,6 lần so với năm 2011); thuế xuất nhập khẩu thu đạt 53.219 triệu đồng, thu phí cửa khẩu đạt trên 36.460 triệu đồng.
Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Năm 2014, huyện có 10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cấp giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, có 04 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó có 24,62% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn. Huyện có tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình THCS đạt 98,68%; tốt nghiệp THPT đạt 98%.
Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện. Hiện nay, huyện có 13 bác sỹ/ vạn dân, có 9/10 trạm y tế có bác sỹ, có 04 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình được tổ chức triển khai có hiệu quả, tỷ suất sinh hàng năm của huyện giảm 0,2 ‰, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm xuống còn 17,3%. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được phát triển sâu rộng trong nhân dân. Các giá trịvăn hóa truyền thống dân tộc được khôi phục, giữ gìn. Tỷ lệ gia đình văn hóa của huyện mỗi năm đạt trên 80%; xóm, tổ dân phốvăn hóa đạt trên 55%; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 92%; 106/123 xóm có nhà văn hóa.
Đến nay 100% xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình; 60% xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh; 95% số hộ được xem Đài Truyền hình Việt Nam. Chính sách giảm nghèo đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 43,4% tổng số hộ dân, đến nay đã giảm xuống còn 19,46%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 4-5%.
Để đạt được những kết quả đó, trong những năm qua Trà Lĩnh đã tập trung thực hiện có hiệu quả đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp sau: thứ nhất, tập trung triển khai các nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; chủ động đề xuất với Tỉnh có những cơ chế chính sách riêng cho phát triển cửa khẩu, thương mại, du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại. Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực theo hướng quyết liệt cụ thể, thiết thực gắn với quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu; tập trung triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Thứ ba, tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp phát triển, tăng cường quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ . Thứ tư, tăng cường quản lý, điều hành thu, chi ngân sách đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ năm, quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội; thực hiện hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Thứ sáu, tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quảcông tác đối ngoại.