Phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 59 - 62)

2.2.4.1Cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu người

Hàng năm huyện Văn Lãng có khoảng 850 người bước vào tuổi lao động. Năm 2016 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 30.650 người chiếm 59,4% dân số. Trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 27.677 người chiếm 90,3% dân số trong độ tuổi lao động và 53,9% dân số toàn huyện. Ngành nông - lâm nghiệp vẫn có lực lượng lao động đông nhất chiếm 79,8%, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 20,2% lao động trong các ngành kinh tế (Bảng 2.7).

Bảng 2.7 Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2016

Ngành Sốlượng ( người) Tỷ lệ (%)

Nông - lâm nghiệp 22.086 người 79,8

Công nghiệp - xây dựng 1.633 người 5,9 Thương mại - dịch vụ 3.958 người 14,3

Chương trình giải quyết việc làm của huyện đã được triển khai rộng khắp và mang lại hiệu quả cao, số người có việc làm hàng năm tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đáng kể, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn ngày một nâng cao, cơ cấu lao động và chất lượng lao động bước đầu chuyển đổi theo hướng tích cực. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt 14,8 triệu đồng, năm 2016 đạt 22 triệu đồng.

2.2.4.2 Các vấn đề về giáo dục và y tế

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã từng bước phát triển. Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, cơ bản đáp ứng phục vụ cho công tác dạy và học. Số trường hiện nay có 55 trường (tăng 04 trường so với năm 2013), trong đó có 36 trường học được xây dựng kiên cố. Công tác phổ cập GDTHĐĐT, phổ cập GDTHCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được duy trì và củng cố, duy trì 100% xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GD THCS; năm 2016 có 20/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% kế hoạch. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng nhiều, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đẩy mạnh thực hiện; hiện nay có 13 trường học đạt chuẩn quốc gia. Các chính sách về hỗ trợ giáo dục cho đối tượng con em hộ nghèo như miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, hỗ trợ vở viết và sách giáo khoa được thực hiện sâu rộng trên địa bàn huyện. Năm 2013 hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho 3.200 lượt học sinh, kinh phí thực hiện là 3.150 triệu đồng; năm 2016 ước hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho 3.150 lượt học sinh, kinh phí thực hiện là 2.018 triệu đồng.

Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, dân số kế hoạch hoá gia đình từng bước được nâng cao về chất lượng. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được trang bị củng cố. Số bác sĩ/1 vạn dân đạt 5,4 bác sĩ (mục tiêu 6 bác sĩ), 15/20 Trạm y tếxã có bác sĩ, tỷ lệ 75% ; 215/215 thôn bản có cán bộ y tế thôn hoạt động. Đến năm 2016 có 2/20 Trạm y tếxã đạt chuẩn quốc gia về y tếđạt 10% (mục tiêu 20%). Cơ sở hạ tầng tại Trung tâm y tế huyện và các phòng khám khu vực được đầu tư sửa chữa, sốgiường bệnh/1 vạn dân (không tính giường tại Trạm y tếxã) năm 2016

đạt 17/1 vạn dân. Môi trường sống của nhân dân được đảm bảo, số người mắc bệnh xã hội giảm hẳn. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 7 loại vắc xin đạt 98% (mục tiêu 95%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 16,5% đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì ở mức 0,37%. Tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt 0,2‰ (mục tiêu 0,4%).

Hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục thể thao được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc được gìn giữ và phát huy như các lễ hội đầu xuân (lễ hội xuống đồng), hát then, sli lượn. Diện phủ sóng truyền thanh truyền hình được mở rộng; đầu tư mới và nâng cấp cơ sở kỹ thuật của Đài truyền thanh truyền hình, các trạm phát lại truyền hình, truyền thanh trên địa bàn. Duy trì 100% dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam và 95% được xem truyền hình; Các nhà văn hoá thôn, nhà văn hoá xã và các trang thiết bịđược đầu tư thêm tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá có hiệu quả, năm 2016 có 190/215 thôn bản, khu phố có nhà văn hóa tỷ lệ 88,4% (mục tiêu 75%); 15/20 xã, thị trấn có sân chơi thể thao, tỷ lệ 75% (mục tiêu 75%); tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 65%; tỷ lệ thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 48%; tỷ lệcơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 93%.

2.2.4.3Đảm bảo an sinh xã hội

Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả thông qua các chương trình, dự án đầu tư, vốn vay giải quyết việc làm, vốn vay tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất… cùng với các chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác tạo điều kiện để người nghèo vươn lên thoát nghèo, nhờ vậy đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 28,74% năm 2013 xuống còn 12,5% năm 2015 theo chuẩn cũ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 theo chuẩn mới là 3.433 hộ nghèo (tỷ lệ 25,59%), 1.745 hộ cận nghèo (tỷ lệ 13,0%);Công tác giải quyết việc làm trong những năm qua đạt được kết quả nhất định, trong 4 năm đã tổ chức mở lớp đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn được 38 lớp với 1.049 học viên tham gia; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ20% năm 2013 lên 32,5% năm 2016 (mục tiêu 38%).

Các chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo được quan tâm dưới nhiều hình thức như: trợ cấp, tặng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn

kết, chế độ chăm sóc sức khỏe, cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, thăm hỏi, tặng quà, các hoạt động từ thiện. Thực hiện tốt phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bịthiên tai lũ lụt.

Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số, nhân dân các xã 135 khi đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế nhà nước được miễn giảm viện phí. Năm 2013 khám chữa bệnh cho 31.000 lượt người, kinh phí 2.000 triệu đồng; năm 2016 khám chữa bệnh cho 44.150 lượt người, kinh phí sử dụng mua thẻ bảo hiểm y tếcho người nghèo và dân tộc thiểu số là 22.960 triệu đồng.

Về hỗ trợ về nhà ở: Năm 2013 hỗ trợ 274 hộ, kinh phí là 1.477 triệu đồng; năm 2016 hỗ trợ cho 333 hộ, kinh phí hỗ trợ là 2.500 triệu đồng.

Về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Năm 2013 có 10.800 lượt hộ được vay vốn; doanh số cho vay 98.000 triệu đồng; năm 2016 ước khoảng 11.500 lượt hộ được vay vốn, doanh số cho vay 113.640 triệu đồng.

Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được các cấp các ngành quan tâm, tỷ lệ người mắc các tệ nạn xã hội đã giảm theo từng năm song kết quả chưa thực sự vững chắc, công tác triển khai cai nghiện tại cộng đồng gặp nhiều khó khăn do không quản lý được các đối tượng và tỷ lệ cai nghiện tại cộng đồng đạt rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình cai nghiện theo hướng dẫn phải được cai nghiện tại cộng đồng rồi mới được cai nghiện tập trung trong khi việc cai nghiện tại cộng đồng không có hiệu quả. Hiện nay huyện có Chương trình hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện với 335 đối tượng với kinh phí hoạt động là 880 triệu đồng/2016; tuy nhiên quy mô nhỏ, chỉ tiêu ít, kinh phí hạn chế nên không tiếp nhận được số đối tượng lớn trên địa bàn, tổng sốđối tượng nghiện trên địa bàn là 606 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2020 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)