Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 75)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

Môi trường KSNB còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Thành viên Ban đại diện HĐQT là đại diện sở hữu Nhà nước. Họ chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa thực hiện hết quyền hạn và chức năng của mình. Đa số những vấn đề phát sinh tại ngân hàng phải được sự cho phép của Chính phủ, NHNN và Bộ tài chính. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát quản lý bởi trách nhiệm quyết định không thuộc phạm vi nội bộ của ngân hàng. Bộ phận kiểm soát nội bộ có mặt tại các chi nhánh mức độ độc lập khách quan không cao do chịu ảnh hưởng, chi phối bởi chi nhánh. Do đó, chưa đạt mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nguy cơ dẫn đến rủi ro kiểm soát.

Trình độ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không theo kịp sự phát triển quá nhanh của các hoạt động kinh doanh ngân hàng, hầu hết kiểm tra theo phương pháp truyền thống như rà soát, đối chiếu chưa có khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động, kỹ năng, kinh nghiệm kiểm soát. Thiếu hụt về nguồn nhân lực trong công tác kiểm toán nội bộ ngân hàng. Nhân viên chưa nhận thức đầy đủ, chủ quan trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, tin tưởng nhau dẫn đến việc để lộ user đăng nhập, nể nang làm tắt quy trình, nghiệp vụ…

Việc luân chuyển liên tục cán bộ giữa các phòng giao dịch khiến cho nhân viên không yên tâm làm việc, không có trách nhiệm với công việc được giao chỉ

làm việc cho xong chứ không quan tâm đến kết quả sau này. Hơn nữa việc luân chuyển này làm cho nhân viên mất nhiều thời gian để thích nghi, đặc biệt CBTD mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu địa bàn, thiết lập quan hệ với UBND, HĐT, tổ TK&VV xã, phường, thị trấn.

Việc bình xét thi đua, khen thưởng được thực hiện công khai theo tiêu chí đã được quy định nhưng một số nơi vẫn còn hình thức cào bằng nên không những không phát huy được mục đích của việc khen thưởng. Các tiêu chí khen thưởng chưa sát thực, cách chấm điểm chưa đánh giá hết được hiệu quả công việc. Bình xét đánh giá chất lượng công việc cán bộ hàng tháng chỉ mang tính hình thức và có tính luân phiên vì theo quy định loại A và B chiếm tối đa không quá 40% tổng số cán bộ của đơn vị, không kể cán bộ làm công tác lãnh đạo.

Đào tạo cán bộ được chú trọng nhưng chưa quản lý đến từng nhân viên. Chưa xây dựng bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên mà mới chỉ tổng hợp nhu cầu đào tạo từ nhân viên đăng kí nên đôi khi một nhân viên đào tạo lặp lại một nghiệp vụ, một nội dung. Tính sáng tạo chưa được đề cao và phổ cập sâu rộng đến toàn thể cán bộ.

Nhận thức của cán bộ cấp cơ sở, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong hoạt động vay vốn chưa được quy định rõ ràng. BXĐGN, cấp hội, tổ TK&VV vẫn coi việc cho vay là của Ngân hàng CSXH nên trách nhiệm không cao, bình xét sai đối tượng, nể nang, không phân vốn đến cơ sở, chính quyền địa phương không nắm được đối tượng vay vốn, đầu tư vốn vào đâu. Công tác xét chọn hộ vay, kí xác nhận, lập danh sách hộ vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát đều do tổ trưởng, HĐT và BXĐGN lập nên không đảm bảo đúng đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay. Kiểm tra sau khi cho vay đôi khi chỉ là hình thức nên vẫn có một số hộ vay không được kiểm tra.

Về cơ chế ủy thác từng phần cho các TCCT-XH cũng nảy sinh một số bất cập như: Trình độ của tổ trưởng tổ TK&VV còn thấp nên nhiều chính sách vay vốn của Chính phủ tuyên truyền đến người dân thông qua tổ trưởng chưa đúng; Chưa chú ý đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ TK&VV,chưa kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và việc đôn đốc thu nợ; Chưa phân biệt rõ

ràng chức năng của các TCCT-XH trong quản lý tổ TK&VV với chức năng tác nghiệp của tổ TK&VV. Một số nơi còn nể nang thiếu kiên quyết trong việc xử lý đối tượng vay vốn sai mục đích, sai đối tượng.

Về xác nhận đối tượng vay vốn tại xã: Nhiều xã chưa thực hiện theo hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn. Khách hàng của Ngân hàng CSXH là những đối tượng CSXH được Nhà nước quy định theo tiêu chí phân loại do Nhà nước TW hoặc địa phương quy định và do cấp xã điều tra công nhận. Tuy nhiên công tác này còn rất nhiều tồn tại. Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có HCKK phục vụ cho nhiều chính sách khác nhau, việc phân công trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra thống kê, cập nhật số liệu chưa thật khoa học, không sát thực tế, đã tạo ra những kẽ hở trong quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho Ngân hàng CSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước dẫn tới sự mất công bằng ở địa phương.

Hoạt động của ngân hàng về bản chất là kinh doanh tiền tệ nên nguy cơ gian lận, lừa đảo để chiếm đoạt vốn cả từ bên ngoài lẫn bên trong là rất cao. Số lượng các vụ gian lận ngày càng nhiều và hậu quả ngày càng nghiêm trọng mà phần lớn là từ nội bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng là người hiểu rõ hơn ai hết về quy trình nghiệp vụ, chốt kiểm soát, nguyên tắc hoạt động nên rất dễ tìm được nhược điểm của các phần hành nghiệp vụ trong quá trình thực hiện để lợi dụng.

Quản trị rủi ro tín dụng kém bởi khối lượng khách hàng lớn, thực hiện quản lý khách hàng thông qua các tổ TK&VV, các HĐT nên các đánh giá mang tính định tính chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay có khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế. Ngân hàng vẫn chỉ quản lý nợ theo tình hình hoạt động của món vay chứ chưa cập nhật theo tình hình kinh doanh của khách hàng.

Việc sử dụng các chương trình hỗ trợ cảnh báo các khoản vay có nguy cơ rủi ro chưa nhiều và chưa hiệu quả.Khi có chương trình tín dụng hoặc chính sách mới Ngân hàng chưa tính được các rủi ro có thể xảy ra ngày khi đưa vào thực hiện mà chỉ nhận ra khi nó đã xảy ra

Cùng với mức dư nợ tín dụng tương đương các NHTM khác thì Ngân hàng CSXH lại có nhiều khách hàng hơn rất nhiều vì hạn mức tối đa của các khoản vay thấp trung bình là 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/ món vay. Số lượng cán bộ định biên tại mỗi PGD huyện cũng như Ngân hàng CSXH tỉnh bị khống chế. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị đa phần còn rất trẻ với hơn 50% là cán bộ nữ và 2/3 trong đó đang trong độ tuổi sinh đẻ, khi có cán bộ nghỉ thai sản không có người thay thế, phòng giao dịch tự cân đối khối lượng công việc thêm cho các cán bộ còn lại. CBTD phụ trách nhiều địa bàn, nhiều khách hàng do đó công việc quá tải, không kiểm soát được hết tất cả các phần hành nghiệp vụ tăng nguy cơ rủi ro trong quy trình cấp tín dụng.

Công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm soát kém. Việc phổ biến cho nhân viên về trách nhiệm của họ đối với KSNB cũng bị hạn chế làm cho việc phối hợp giữa các nhân viên hoặc các bộ phận khó khăn. Về công tác thông tin tuyên truyền ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn.

Kiểm toán nội bộ chủ yếu vẫn là kiểm tra tính tuân thủ của nhân viên đối với các quy định của Nhà nước và ngân hàng, tìm ra những gian lận, sai sót đã phát sinh. Trong khi đó vai trò quan trọng của kiểm toán nội bộ là đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB và đưa ra đề xuất cải tiến thì lại bị lãng quên. Kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức các đợt kiểm tra.

Hình thức và phương thức kiểm toán hoạt động chỉ đơn thuần sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp định lượng bằng cách tính toán các chỉ số chưa được áp dụng nhiều. Bộ phận kiểm toán nội bộ chưa xây dựng các chương trình làm việc cụ thể để đánh giá chất lượng và mức độ hài lòng đối với kiểm toán nội bộ, chưa đặt chuẩn cho các kiểm toán viên nội bộ về bằng cấp, trình độ nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề hay kỹ năng của kiểm toán viên nội bộ.

Tại các phòng giao dịch huyện không có cán bộ kiểm tra, kiểm toán viên mà nhiệm vụ kiểm toán tại phòng giao dịch huyện Phó giám đốc huyện đảm nhiệm. Điều này vi phạm nguyên tắc không kiêm nhiệm và làm cho công tác kiểm toán không hiệu quả. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với PGD chủ yếu do phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộcủa chi nhánh và Hội sở chính thực hiện. Giám đốc các PGD rất ít tổ chức tự kiểm tra, nếu có kiểm tra thì cũng không thực hiện đầy đủ qui trình kiểm tra, thiếu sự chuẩn bị, kết quả tổng hợp không lập thành biên bản và không chấn chỉnh và báo cáo sau kiểm tra. Công tác tự kiểm tra chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng. Quá trình kiểm tra ít khi phát hiện được tồn tại, sai sót.

2.4.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng: NHNN chưa quan tâm đến việc giám sát hệ thống kiểm tra KSNB tại các ngân hàng, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các quy chế kiểm tra KSNB. Ngân hàng CSXH Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống kiểm tra KSNB.

- Về cơ chế chính sách cho vay:

+ Việc xử lý nợ đến hạn đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Việc cho gia hạn nợ, xử lý cho vay lưu vụ quá dễ dàng, nhiều khi Ngân hàng CSXH cho gia hạn nợ hoặc cho vay lưu vụ đồng loạt nên khiến cho người vay có tâm lý ỷ lại, không trả nợ dần khi có khả năng, nên dẫn đến không trả được nợ một lần khi đến hạn trả nợ cuối cùng.

+ Theo quy định thì rủi ro do nguyên nhân chủ quan do cá nhân, tổ chức nào gây ra thì tổ chức cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm, tuy nhiên mới chỉ là thuyết phục hoặc yêu cầu bồi thường hoặc phạt hành chính, ngoài ra cũng có trường hợp đem xử lý theo pháp luật thì chi phí tốn kém và Ngân hàng CSXH thường phải tạm ứng tòa án phí mà có khi nợ thu hồi được không đủ bù đắp chi phí này.

+ Việc xử lý người vay sử dụng sai mục đích mới chỉ dừng lại ở việc thu hồi nợ, không có cơ chế xử phạt, đồng thời cũng chưa có quy định trong việc xử phạt nợ đến hạn kỳ con, nợ đến hạn phải trả nhưng cố tình không trả.

- Về chấp hành quy chế cho vay:

+ Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc quy chế, thể lệ cho vay, cụ thể: Một số hồ sơ cho vay còn thiếu yếu tố pháp lý, cán bộ ngân hàng không coi trọng việc phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố này như: chữ kí người vay vốn, sổ tiết kiệm và vay vốn, chữ kí tổ trưởng tổ TK&VV khi thu nợ lãi để nộp Ngân hàng CSXH, tổ TK&VV không ghi chép sổ sách đầy đủ.

+ Một số đơn vị chưa thực hiện tốt việc công khai dư nợ tại điểm giao dịch để phổ biến cho người vay biết, kiểm tra đối chiếu mang tính hình thức, chỉ thực hiện trên giấy tờ (do tổ trưởng lập và gửi lên) nên kém hiệu quả, không phát hiện được sai phạm của tổ TK&VV.

+ Nhiều đơn vị có thực hiện phân kỳ trả nợ đối với những món vay trung, dài hạn nhưng không thu nợ đến hạn kỳ con mà để dồn đến thời hạn trả nợ cuối cùng nên số tiền khi đó sẽ rất lớn gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

+ Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa phù hợp. Số cán bộ học đại học chính quy chưa nhiều (chiếm 36,46%) và số cán bộ học ngành học liên quan đến ngân hàng thấp (đạt 21,49%). Trong khi đó, lượng công việc đối với một cán bộ, đặc biệt đối với CBTD là lớn (kiêm cả lái xe). Bên cạnh đó cán bộ Ngân hàng CSXH cần phải có khả năng thuyết trình, tập huấn cho cán bộ HĐT nhận ủy thác, khả năng tuyên truyền giảng giải cho đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV. Như vậy việc kiêm nghiệm nên tính chuyên môn hóa chưa cao, thiếu những nhân viên phù hợp với các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. Chính sách lương thưởng và đãi ngộ chưa khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc.

+ Mức đầu tư trang thiết bị và điều kiện làm việc còn hạn chế. Hiện nay Ngân hàng đi giao dịch tại tất cả các xã, phường hàng tháng. Do vậy đòi hỏi cần đầu tư nhiều hơn nữa về trang thiết bị và công cụ lao động cố định, tuy nhiên do điều kiện về kinh phí không cho phép nên đã không đáp ứng được đòi hỏi này. Trong những năm đầu khi mới đi vào hoạt động số lượng máy tính được trang bị rất ít, các phần mền ứng dụng còn chưa hoàn thiện, liên tục thay đổi, thường xuyên xảy hiện tượng lỗi máy gây khó khăn cho người sử dụng. Đến nay đã có

sự đầu tư của Ngân hàng CSXH Việt Nam, hệ thống máy vi tính đã được hoàn thiện, mỗi phòng giao dịch có đủ máy vi tính bao gồm máy chủ chuyên dụng và các máy trạm được kết nối mạng và lắp đặt đường truyền, mỗi cán bộ đều được trang bị máy tính xách tay để đi giao dịch tại xã. Tuy nhiên phương tiện vận chuyển chuyên dụng chưa có, hệ thống mạng, đường truyền chỉ có một kênh duy nhất,… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính an toàn, bảo mật, thông suốt của hệ thống mạng nội bộ. Chương trình thông tin báo cáo chưa đáp ứng được nhu cần quản lý của hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa phương. Trình độ công nghệ của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.

- Chất lượng của đơn vị nhận ủy thác còn hạn chế:

+ Cán bộ tổ chức hội thường có ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.Tổ chức thực hiện ủy thác cho vay tại một số Ngân hàng CSXH cấp huyện chưa được quan tâm sâu sát, công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn chế và chưa sâu, đặc biệt là việc tuyên truyền đến các thành viên tổ vay vốn về chủ trương không ủy thác thu nợ gốc cho các TCCT-XH, tổ trưởng tổ vay vốn, do đó, các hộ vay vẫn quen nếp cũ nộp tiền trả nợ gốc cho các TCCT-XH, tổ trưởng tổ TK&VV, tạo cơ hội cho một số đối tượng xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

+ Chất lượng của đơn vị ủy thác còn thấp, nó biểu hiện ở việc triển khai chỉ đạo công việc tới Tổ TK&VV còn nhiều mặt hạn chế. Như khâu bình xét hộ nghèo cho vay chưa chính xác, việc họp Tổ TK&VV không được thường xuyên dẫn đến việc tuyên truyền chính sách cho vay chưa tốt. Nhiều TCCT-XH chưa làm tròn nhiệm vụ đó là việc tuân thủ các nguyên tắc tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng CSXH thông qua tổ TK&VV đến hộ vay chưa tốt như có tổ trưởng vẫn giữ hồ sơ vay vốn của tổ viên, thu nộp tiền không kí chứng từ, không lập sổ sách đầy đủ, không công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)