3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.5.2. Tín dụng Ngân hàng CSXH và rủi ro tín dụng Ngân hàng CSXH
1.5.2.1. Tín dụng ngân hàng CSXH
- Khái niệm:
Tín dụng ngân hàng CSXH là tín dụng ưu đãi sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay theo một chính sách ưu đãi nhất định, để người nghèo và các đối tượng chính sách khác dùng vào sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
- Đối tượng phục vụ:
Đối tượng phục vụ của tín dụng Ngân hàng CSXH: Hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết
việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.
- Hình thức cho vay:
Cho vay ủy thác và cho vay trực tiếp, trong đó chủ yếu là nghiệp vụ cho vay ủy thác. Ngân hàng CSXH và các TCCT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (ký kết theo các cấp từ TW đến xã). UBND xã ra quyết định thành lập Tổ TK&VV theo địa bàn thôn xóm, giao cho một TCCT-XH quản lý, ban quản lý tổ gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký. Ngân hàng CSXH cho vay ủy thác qua các cấp hội và Tổ TK&VV.
- Quy trình vay ủy thác:
Hình 1.1 Quy trình cho vay ủy thác
Nguồn: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị
+ Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn hộ vay tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV. Viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV.
+ Bước 2: Tổ TK&VV cùng HĐT tổ chức họp tổ để bình xét công khai những
Hộ nghèo Tổ TK&VV UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)
hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên gửi BXĐGN và trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
+ Bước 3: Sau khi được UBND cấp xã xác nhận và phê duyệt danh sách hộ đề nghị vay vốn, Tổ TK&VV gửi hồ sơ cho Ngân hàng CSXH.
+ Bước 4: Ngân hàng CSXH xét duyệt cho vay và thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, thông báo lịch giải ngân và địa điểm giải ngân cho UBND cấp xã.
+ Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức HĐT cấp xã. + Bước 6: Tổ chức HĐT cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
+ Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
+ Bước 8: Cán bộ Ngân hàng CSXH tới địa điểm giải ngân đã thông báo thực hiện quá trình giải ngân, có sự chứng kiến của cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ BXĐGN xã, phường.
1.5.2.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng CSXH
Sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng, các TCCT-XH và Tổ TK&VV kết thành mô hình quản lý kênh tín dụng chính sách phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một mô hình quản lý vừa tận dụng được tiềm lực to lớn về nhân tài, vật lực, vừa là một giải pháp thực tế tiết kiệm chi phí quản lý xã hội, vừa là một giải pháp chiến lược lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu lực và hiệu quả cao đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên vì đây là mô hình mới vẫn đang trong quá trình vừa thực hiện vừa hoàn thiện nên lỗ hổng còn nhiều, việc phối kết hợp giữa các bên chưa ăn khớp, nhiều phần công việc chồng lấn, các tổ chức là độc lập nên việc kiểm tra chéo bị hạn chế.
Việc lập hồ sơ, bình xét cho vay ở Tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn vay do tổ chức hội đảm nhận 100%, ngân hàng kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch, chương trình, thu lãi do tổ đảm nhiệm,... trong khi đó trình độ khách hàng vay vốn không đồng đều, đa phần dân trí thấp.
Ban thường vụ hội, ban quản lý tổ được tập huấn các nghiệp vụ ủy thác, ủy nhiệm nhưng không có chuyên môn nghiệp vụ nên hạn chế nhiều. Đây chính là lý do dễ dẫn đến việc xâm tiêu, vay hộ, vay ké, sử dụng vốn vay sai mục đích,... làm cho các món vay rủi ro cao.