Nội dung kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 41)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.6. Nội dung kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH

1.6.1. Phương pháp kiểm tra

- Giám sát từ xa: là phương pháp thu thập, sàng lọc, phân tổ, phân tích, tổng hợp số liệu từ hệ thống các loại mẫu biểu báo cáo thống kê, gồm: điện báo, báo cáo thống kê, cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản và báo cáo quyết toán làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động; phát hiện sai phạm rủi ro tiềm ẩn nhằm kịp thời cảnh báo kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tiếp.

- Kiểm tra trực tiếp: là việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp kiểm tra (kiểm tra cân đối, đối chiếu thực tế, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu, phân tích,…) để thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra; làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và qui định của Ngân hàng CSXH đối với đơn vị được kiểm tra.

+ Phương pháp kiểm tra trực tiếp gồm các hình thức: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề.

Kiểm tra định kỳ: là thực hiện nội dung chương trình kiểm tra được xác định trước theo cơ chế nghiệp vụ quy định và theo Nghị quyết của HĐQT, chương trình kế hoạch của Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị trong hệ thống phê duyệt.

Kiểm tra đột xuất:là kiểm tra những nội dung chương trình phát sinh đột xuất trong qúa trình chỉ đạo hoạt động Ngân hàng CSXH nhưng không được báo trước.

Kiểm tra toàn diện: là kiểm tra toàn diện hoạt động Ngân hàng CSXH tại một đơn vị (bao gồm tất cả các chuyên đề).

Kiểm tra chuyên đề: là kiểm tra chuyên sâu một hay một số chuyên đề nghiệp vụ tại một đơn vị được kiểm tra.

Kiểm tra gián tiếp: là phương thức kiểm tra thông qua thư tra soát, thư đối chiếu, hòm thư góp ý, thư thăm dò tín nhiệm của người lãnh đạo.

Căn cứ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, tính chất và nội dung của từng nghiệp vụ, từng vụ việc cụ thể mà xác định các phương thức kiểm tra ở từng thời điểm, từng thời kỳ để tiến hành kiểm tra cho phù hợp.

1.6.2. Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra việc chấp hành chính sách tín dụng, việc thực hiện quy trình, thủ tục cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi: Thông qua hệ thống báo cáo thống kê để kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay các chương trình tín dụng (đối tượng cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay); Kiểm tra, phân tích số liệu chi tiết trên hệ thống Intellect về tình hình chất lượng tín dụng (nợ quá hạn, nợ khoanh, lãi tồn của từng HĐT, xã phường, Tổ TK&VV).

- Kiểm tra tình hình hoạt động tín dụng: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tín dụng (việc lưu giữ hồ sơ tổ TK&VV; đối tượng thụ hưởng, đối tượng vay vốn, thời hạn, lãi suất cho vay; việc chấp hành quy trình, thủ tục cho vay, phân kỳ hạn trả nợ, kết quả thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, chuyển nợ quá hạn,...; Kiểm tra tính pháp lý và hồ sơ thực hiện đảm bảo tiền vay; hồ sơ xử lý vụ việc tham ô, chiếm dụng, sử dụng vốn sai mục đich,...

- Kiểm tra, đối chiếu một số khách hàng vay vốn: Kiểm tra, đối chiếu trực tiếp tại một số khách hàng vay vốn để đánh giá về tình hình sử dụng tiền vay, tiền gửi tiết kiệm; kiểm tra các món vay có tài sản đảm bảo nhằm đánh giá khả năng trả nợ, trả lãi và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn.

mắc trong quá trình thực hiện công tác ủy thác cho vay của các tổ chức Hội nhận ủy thác (phối hợp triển khai các nội dung ủy thác; việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; kết quả phối hợp xử lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị chiếm dụng; các giải pháp huy động vốn; tổ chức họp giao ban theo quy định,...

- Kiểm tra đánh giá công tác củng cố kiện toàn hoạt động của Tổ TK&VV: Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV (công tác củng cố, kiện toàn ban quản lý tổ, tình hình hoạt động của Tổ TK&VV; việc thành lập Tổ TK&VV, việc chia tách, sáp nhập tổ viên, đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của tổ) theo quyết định của HĐQT và các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch tại xã: Việc thực hiện các nội dung cần niêm yết công khai tại Điểm giao dịch xã (lịch giao dịch cố định, phân công nhiệm vụ tổ giao dịch giao dịch, trang bị máy móc thiết bị phục vụ phiên giao dịch; Thực hiện quy trình nghiệp vụ giao dịch tại xã

- Kiểm tra đánh giá chất lượng tín dụng: Tình hình nợ xấu (nợ quá hạn, nợ khoanh), nợ đến hạn chưa xử lý, nợ bị chiếm dụng, lãi tồn chưa thu được); nguyên nhân, biện pháp xử lý.

- Kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng (đối với những đơn vị phải lập đề án củng cố).

- Kiểm tra hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro: kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ; đối chiếu trực tiếp một số hộ vay vốn bị rủi ro.

1.7. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên địa bàn

Tại Arigbank Quảng Trị , việc nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng luôn được lãnh đạo Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác KSNB hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác KSNB. Ngoài những tiêu chuẩn chung của cán bộ viên chức trong hệ thống Agribank theo quy định, cán bộ làm công tác KSNB nói chung và KSNB hoạt

động tín dụng nói riêng phải hiểu biết pháp luật, thông thạo nghiệp vụ mà mình đảm nhận; có bằng đại học về ngân hàng hoặc kinh tế, kế toán, tài chính và kinh nghiệm công tác tối thiểu là 3 năm. Có trình độ tin học văn phòng và trình độ ngoại ngữ Anh văn B trở lên; đạt yêu cầu trong các kỳ thi nghiệp vụ hàng năm do Agribank tổ chức. Trên cơ sở đó, Chi nhánh tổ chức bồi dưỡng 17 cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng để có thể đáp ứng yêu cầu phân tích, cảnh báo rủi ro dựa trên dữ liệu khai thác từ hệ thống giao dịch IPCAS. Ban hành cẩm nang hướng dẫn khai thác dữ liệu trên hệ thống IPCAS phục vụ cho công tác KSNB hoạt động tín dụng Trụ sở chính cần phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng và ban hành cẩm nang hướng dẫn khai thác dữ liệu trên hệ thống IPCAS phục vụ cho công tác KSNB hoạt động tín dụng để cán bộ kiểm soát có thể kiểm tra trên hệ thống nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn các sai sót phát sinh. Việc kiểm tra trực tiếp chỉ thực hiện đối với một số thông tin, hoặc phần việc không thể thực hiện qua hệ thống. Cẩm nang hướng dẫn cần nêu rõ quy trình và chi tiết thứ tự màn hình để người sử dụng dễ dàng thao tác, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả của công tác KSNB. Giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng của các Chi nhánh Cán bộ KSNB của Trụ sở chính và các Văn phòng đại diện được Trung tâm Công nghệ thông tin cấp USER để đăng nhập và khai thác dữ liệu trên hệ thống IPCAS. Trên cơ sở đó, cán bộ kiểm soát có thể giám sát từ xa nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót phát sinh bằng cách cảnh báo bằng văn bản đối với những trường hợp có khả năng xảy ra rủi ro đối với Ngân hàng. Sau khi nhận được cảnh báo, Chi nhánh sẽ kiểm tra lại thông tin đã đăng nhập vào hệ thống và thực hiện chấn chỉnh nếu nhận thấy cảnh báo là chính xác. Với khả năng của hệ thống IPCAS cho phép bộ phận kiểm soát nội bộ có thể giám sát từ xa một cách thường xuyên, liên tục và tức thời đối với mọi hoạt động của các Ngân hàng cấp huyện, các PGD trực thuộc. Xây dựng và triển khai mô hình kiểm soát nội bộ tập trung đối với các chi nhánh thuộc các Văn phòng đại diện quản lý Thực hiện tập trung các Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các Chi nhánh trong khu vực về trực thuộc Văn phòng đại diện quản lý theo mô hình “tập trung phân tán”, nghĩa là cán bộ kiểm tra,

kiểm soát nội bộ do Văn phòng đại diện quản lý tập trung nhưng bố trí phân tán tại các Chi nhánh để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Việc triển khai mô hình KSNB tập trung giúp hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng thể hiện qua việc:

- Nâng cao trách nhiệm và tính chuyên môn hóa của cán bộ kiểm tra trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng.

- Bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động tín dụng nhằm tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy trình, quy định nội bộ của Agribank tại các Chi nhánh, đồng thời, cùng với cơ sở kiến nghị các biện pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank.

- Tập trung cho việc giám sát từ xa đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc thông qua việc khai thác dữ liệu trên IPCAS.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng CSXH Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ-ĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH, là đơn vị thành viên của Ngân hàng CSXH Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 08/4/2003 với chức năng, nhiệm vụ được giao; nhận bàn giao toàn bộ nguồn vốn, dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, nhận vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện, từ các chủ dự án, các tổ chức cá nhân và huy động vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

Ngân hàng CSXH đi vào hoạt động đánh dấu sự ra đời của loại hình ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán. Qua hơn 15 năm hoạt động được sự chỉ đạo sâu sát của Ngân hàng CSXH Việt Nam; của Tỉnh ủy, UBND, BĐD các cấp; sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu đời sống của nhân dân, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng.

Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị có 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ tỉnh và 9 PGD Ngân hàng CSXH huyện, thị xã trực thuộc, đến nay tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh là 126 người, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng

lực, phẩm chất tốt, tâm huyết với ngành, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tại Hội sở tỉnh 31 cán bộ và bình quân tại mỗi PGD từ 9 đến 11 cán bộ, với trình độ thạc sỹ 14 người chiếm 11,2% trên tổng số CBVC; đại học 84 người chiếm 66,3% trên tổng số CBVC, cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp 07 người chiếm 5,6% trên tổng số CBVC; cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị 12 người chiếm 9,6%, trung cấp lý luận chính trị 14 người chiếm 11,2%.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Mô hình quản lý của Ngân hàng CSXH là mô hình đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn do 4 bộ phận hợp thành. Cụ thể là:

- Bộ phận làm nhiệm vụ quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước tham gia Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện (thành phố, thị xã).

- Bộ phận điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ tổ chức quản lý vốn, quản lý kho qũy, đào tạo tay nghề cho cán bộ, tổ chức giải ngân đến người vay, kiểm tra, giám sát cơ chế, chính sách sớm được hình thành, triển khai kịp thời, có hiệu quả

PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG KT-NQ PHÒNG KT-NB PHÒNG TIN HỌC PHÒNG KH-NV TÍN DỤNG PHÒNG HC-TC BĐD HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN BAN GIÁM ĐỐC BĐD TỈNH

- Bốn tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc của quy trình cho vay.

- Tổ TK&VV ở thôn, xóm, khối phố do các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo thành lập và quản lý.

Đối với các phòng giao dịch ở huyện tham mưu, giúp việc Ban đại diện HĐQT (BĐD- HĐQT) cấp huyện triển khai các hoạt động của Ngân hàng CSXH trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm uỷ thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ khi có điều kiện, được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH cấp tỉnh giao.

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được Ngân hàng CSXH thực hiện phương thức ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức Chính trị-xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Việc uỷ thác một số nội dung công việc triển khai tín dụng chính sách cho 4 tổ chức chính trị-xã hội được thực hiện trên cơ sở các văn bản thỏa thuận, văn bản liên tịch được ký kết giữa Ngân hàng CSXH với tổ chức chính trị - xã hội các cấp, thông qua hợp đồng uỷ thác và hợp đồng uỷ nhiệm một số nội dung công việc với Tổ TK&W hoạt động đến tận địa bàn khu phố, thôn, bản... Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng và thuận lợi nhất, đây cũng là một đặc thù riêng có tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)