Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 48 - 52)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được Ngân hàng CSXH thực hiện phương thức ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức Chính trị-xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Việc uỷ thác một số nội dung công việc triển khai tín dụng chính sách cho 4 tổ chức chính trị-xã hội được thực hiện trên cơ sở các văn bản thỏa thuận, văn bản liên tịch được ký kết giữa Ngân hàng CSXH với tổ chức chính trị - xã hội các cấp, thông qua hợp đồng uỷ thác và hợp đồng uỷ nhiệm một số nội dung công việc với Tổ TK&W hoạt động đến tận địa bàn khu phố, thôn, bản... Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng và thuận lợi nhất, đây cũng là một đặc thù riêng có tại Ngân hàng CSXH, đã được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đánh giá cao.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác chính là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân thông qua việc tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động các Tổ TK&VV tại cơ sở. Thông qua phương thức ủy thác cho vay, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các HĐT thường xuyên tiếp xúc với hội viên, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của hội

lên; đồng thời tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào Hội, từ đó góp phần đưa tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh, đồng thời phát huy được chủ trương “xã hội hoá”, “dân chủ hoá” các hoạt động tín dụng chính sách.

Đến 31/12/2017, tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là 2.270.975 triệu đồng, chiếm 99,6% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng luôn giữ vững, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, chiếm 0,16% tổng dư nợ nhận ủy thác.

Đã thành lập và củng cố 1.893 Tổ TK&VV đang hoạt động, quản lý 69.077 hộ vay. Tổ TK&VV là tập hợp những hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, do các tổ chức chính trị-xã hội hướng dẫn thành lập, được UBND cấp xã chấp thuận; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, bình xét vay vốn công khai, dân chủ, kiểm tra sử dụng vốn của hộ vay, đôn đốc trả nợ, thu lãi, tiết kiệm và nộp theo quy định, đây là mô hình hoạt động tín dụng-tiết kiệm rất phù hợp với điều kiện dân cư của đất nước ta, đặc biệt là địa bàn nông thôn, hoạt động của các Tổ TK&VV mang tính cộng đồng giúp nhau làm ăn vươn lên trong cuộc sống.

2.1.3.1. Về công tác nguồn vốn

Chi nhánh huy động nguồn vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân; huy động tiết kiệm của người nghèo với lãi suất huy động bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM nhà nước trên địa bàn. Nguồn vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng cao liên tục qua các năm nhưng chủ yếu là nguồn vốn cân đối từ Trung ương. Nguồn vốn huy động tại địa phương còn chiếm tỷ lệ thấp. Tính đến thời điểm 31/12/2017 tổng nguồn vốn tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị là 2.303.789 triệu đồng, tăng 131.900 triệu đồng tương đương tăng 6,1% so với năm 2016 đáp ứng cơ bản nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh.

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị năm sau tăng so với năm trước, tốc độ tăng lớn nhất là vào các năm 2015, 2016 lần lượt là 14,89% và 11,88% so với năm trước, khi mà các chương trình tín dụng bắt đầu được triển khai và đưa vào đời sống. Sau hơn mười lăm năm hình thành và phát

hộ gia đình có đời sống khó khăn được giảm đáng kể vì vậy tốc độ tăng nguồn vốn cũng giảm đáng kể, năm 2012 chỉ còn tăng 9,26% so với năm 2011 và năm 2013 là 7,31% so với năm 2012 và năm 2014 chỉ tăng 5,37% so với năm 2013, nhưng đến năm 2015 nguồn vốn lại tăng 14,89%, là năm bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí đa chiều, vì vậy tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo tăng lên, tốc độ tăng trưởng tăng cao, đến năm 2016, năm 2017 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm sau giảm so với năm trước, tương ứng 11,88%; 6,1%. Tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị vẫn chủ yếu là nguồn vốn từ trung ương, năm 2017 nguồn vốn từ Trung ương vẫn chiến 88,9% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Bảng 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Tổng nguồn vốn từTW 1.829.537 2.031.557 2.048.189 11,04 0,82 2 Nguồn vốn huy độngđược TW cấp bù lãi

suất

79.641 100.294 209.400 25,93 108,79 3 Nguồn vốn NSĐP 32.088 40.038 46.200 24,78 15,39 Tổng cộng 1.941.266 2.171.889 2.303.789 11,88 6,1

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị qua các năm

Hình 2.2. Kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị năm 2017 2,01

88,9 9.09

Nguồn vốn huy động NSĐP

2.1.3.2. Về công tác sử dụng vốn

a. Về công tác cho vay

Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh số cho vay từ năm 2015– 2017 là 2.012.601 triệu đồng, bình quân đạt 670.867 triệu đồng/năm. Từ năm 2015 đến năm 2016 doanh số cho vay cao hơn so với các năm, nhất là năm 2015 là năm áp dụng tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí đa chiều và là năm đầu tiên Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay chương trình tín dụng mới: hộ mới thoát nghèo và đặc biệt năm 2016 doanh số cho vay lớn nhất trong tất cả các năm với 710.892 triệu đồng tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2014. Doanh số cho vay hàng năm tăng thể hiện Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị hàng năm tăng trưởng tín dụng tốt. Đến năm 2017 doanh số cho vay thấp hơn so với các năm, cho thấy Ngân hàng CSXH đã đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Bảng 2.2: Tình hình doanh số cho vay qua các năm 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Hộ nghèo 376.063 389.171 476.125 3,49 22,34 2 Học sinh sinh viên 46.936 38.358 14.246 -18,28 -62,86 3 Giải quyết việc làm 30.519 29.425 18.844 -3,58 -35,96 4 Nước sạch&VSMT 108.756 93.611 63.600 -13,93 -32,06 5 SXKD vùng khó khăn 100.449 141.448 49.480 40,82 -65,02 6 Đồng bào dân tộc thiểu số 12.526 18.659 825 48,96 -95,58 7 Xuất khẩu lao động 1.660 220 1.680 -86,75 663,64 Tổng cộng 676.909 710.892 624.800 5,02 -12,11

b. Về công tác thu nợ

Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh số thu nợ từ năm 2015 – 2017 là 1.395.216 triệu đồng, bình quân đạt 465.072 triệu đồng/năm. Năm 2015 và năm 2016 có doanh số thu nợ lớn nhất, góp phần vào việc tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòng qua các năm và hàng năm doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước từ đó cho thấy tình hình trả nợ của khách hàng tương đối tốt.

Bảng 2.3: Tình hình doanh số thu nợ qua các năm 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Hộ nghèo 167.639 197.780 294.577 17,98 48,94 2 Học sinh sinh viên 126.714 124.585 114.293 -1,68 -8,26 3 Giải quyết việc làm 26.779 24.311 12.920 -9,22 -46,86 4 Nước sạch&VSMT 52.786 53.362 33.794 1,09 -36,67 5 SXKD vùng khó

khăn 49.581 73.154 35.515 47,54 -51,45

6 Đồng bào dân tộcthiểu số 1.964 2.230 1.192 13,54 -46,55 7 Xuất khẩu lao động 1.096 578 366 -47,26 -36,68 Tổng cộng 426.559 476.000 492.657 11,59 3,50

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng CSXH qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)