Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 32)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.5. Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

1.5.1. Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng

1.51.1. Tín dụng ngân hàng

- Về khái niệm:

Tín dụng ngân hàng “là giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.”

Hoạt động cho vay của NHTM theo cách hiểu chung nhất thì cho vay là hành vi cho người khác sử dụng một khoản tiền nhất định, trong một thời hạn xác định với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi khi đáo hạn. Hoạt động cho vay được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, trong xã hội, như Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, cá nhân,… Trong đó NHTM được biết như là một tổ chức chuyên thực hiện cho vay với lực lượng khách hàng đông đảo nhất.

- Các loại hình tín dụng: Cho vay (Loans), chiết khấu (Discount), cho thuê tài chính (Financial), bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán (Factoring).

- Vai trò của tín dụng:

Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho nên kinh tế, là trung gian trong điều hòa quan hệ cung cầu vốn, tạo ra nguồn hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh liên tục và phát triển, đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy cạnh tranh trong kinh tế thị trường và mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kiểm soát lạm phát.

Mục đích của ngân hàng là tối đa lợi nhuận thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng như thanh toán, tư vấn và quan trọng nhất là hoạt động cho vay (tín dụng ngân hàng) chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính kinh doanh trên nguyên tắc thu hút tiền gửi của khách hàng tiến hành các hoạt động cho vay và hưởng chênh lệch lãi kiếm được. Do đó tín dụng ngân hàng càng hiệu quả thì lợi nhuận ngân hàng thu được càng nhiều.

1.5.1.2. Rủi ro tín dụng

- Khái niệm:

Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng vay vốn không trả được đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng hoặc thanh toán không đúng kỳ hạn thỏa thuận. Trong kinh doanh ngân hàng rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản. Quy mô càng mở rộng thì rủi ro càng nhiều. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn, nó xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các rủi ro khác.

- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nên kinh tế, thủ tục cho vay còn sơ hở để khách hàng dễ lợi dụng chiếm đoạt vốn. Ngân hàng đặt cao mục tiêu lợi nhuận chỉ chú trọng đến lãi xem nhẹ tính lành mạnh của khoản vay.

Cán bộ ngân hàng không chấp hành quy trình cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỉ lệ an toàn, không kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh khi thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả, xâm tiêu, nể nang...

Trình độ cán bộ thẩm định kém khi đánh giá các dự án, hồ sơ vay vốn. Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay đa dạng. Đa phần các CBTD Ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các Doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không.

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vay vào hoạt động có tính rủi ro cao dấn đến thua lỗ không còn khả năng trả nợ, chủ ý lừa gạt, sử dụng giấy tờ giả, lợi dụng kẽ hở,... Doanh nghiệp trình độ quản lý, điều hành, dự báo, tổ chức kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ, không chịu thay đổi, thiếu sự linh hoạt dẫn đến hàng hóa không tiêu thụ được, không thu hồi được vốn, mất khả năng trả nợ.

Chính sách nhà nước thay đổi đột ngột hoặc thay đổi chậm không phù hợp tình hình phát triển đất nước ngân hàng và khách hàng không kịp ứng phó. Do nền kinh tế không ổn định, biến động tỉ giá, lạm phát,... hay do thiên tai, dịch bệnh,… khiến cho cả ngân hàng và khách hàng đều thiệt hại.

Môi trường pháp lý lỏng lẻo, nhiều sơ hở không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong xã hội, thủ tục pháp lý rườm rà trong việc xử lý tài sản thế chấp, các tài sản thế chấp bị sụt giảm giá trị.

1.5.2. Tín dụng Ngân hàng CSXH và rủi ro tín dụng Ngân hàng CSXH1.5.2.1. Tín dụng ngân hàng CSXH 1.5.2.1. Tín dụng ngân hàng CSXH

- Khái niệm:

Tín dụng ngân hàng CSXH là tín dụng ưu đãi sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay theo một chính sách ưu đãi nhất định, để người nghèo và các đối tượng chính sách khác dùng vào sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

- Đối tượng phục vụ:

Đối tượng phục vụ của tín dụng Ngân hàng CSXH: Hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết

việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.

- Hình thức cho vay:

Cho vay ủy thác và cho vay trực tiếp, trong đó chủ yếu là nghiệp vụ cho vay ủy thác. Ngân hàng CSXH và các TCCT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (ký kết theo các cấp từ TW đến xã). UBND xã ra quyết định thành lập Tổ TK&VV theo địa bàn thôn xóm, giao cho một TCCT-XH quản lý, ban quản lý tổ gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký. Ngân hàng CSXH cho vay ủy thác qua các cấp hội và Tổ TK&VV.

- Quy trình vay ủy thác:

Hình 1.1 Quy trình cho vay ủy thác

Nguồn: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

+ Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn hộ vay tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV. Viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV.

+ Bước 2: Tổ TK&VV cùng HĐT tổ chức họp tổ để bình xét công khai những

Hộ nghèo Tổ TK&VV UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)

hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên gửi BXĐGN và trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

+ Bước 3: Sau khi được UBND cấp xã xác nhận và phê duyệt danh sách hộ đề nghị vay vốn, Tổ TK&VV gửi hồ sơ cho Ngân hàng CSXH.

+ Bước 4: Ngân hàng CSXH xét duyệt cho vay và thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, thông báo lịch giải ngân và địa điểm giải ngân cho UBND cấp xã.

+ Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức HĐT cấp xã. + Bước 6: Tổ chức HĐT cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

+ Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

+ Bước 8: Cán bộ Ngân hàng CSXH tới địa điểm giải ngân đã thông báo thực hiện quá trình giải ngân, có sự chứng kiến của cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ BXĐGN xã, phường.

1.5.2.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng CSXH

Sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng, các TCCT-XH và Tổ TK&VV kết thành mô hình quản lý kênh tín dụng chính sách phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một mô hình quản lý vừa tận dụng được tiềm lực to lớn về nhân tài, vật lực, vừa là một giải pháp thực tế tiết kiệm chi phí quản lý xã hội, vừa là một giải pháp chiến lược lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu lực và hiệu quả cao đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên vì đây là mô hình mới vẫn đang trong quá trình vừa thực hiện vừa hoàn thiện nên lỗ hổng còn nhiều, việc phối kết hợp giữa các bên chưa ăn khớp, nhiều phần công việc chồng lấn, các tổ chức là độc lập nên việc kiểm tra chéo bị hạn chế.

Việc lập hồ sơ, bình xét cho vay ở Tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn vay do tổ chức hội đảm nhận 100%, ngân hàng kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch, chương trình, thu lãi do tổ đảm nhiệm,... trong khi đó trình độ khách hàng vay vốn không đồng đều, đa phần dân trí thấp.

Ban thường vụ hội, ban quản lý tổ được tập huấn các nghiệp vụ ủy thác, ủy nhiệm nhưng không có chuyên môn nghiệp vụ nên hạn chế nhiều. Đây chính là lý do dễ dẫn đến việc xâm tiêu, vay hộ, vay ké, sử dụng vốn vay sai mục đích,... làm cho các món vay rủi ro cao.

1.5.3. Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng

Quy trình tín dụng: Là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bước căn bản của một quy trình tín dụng.

- Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Là khâu căn bản đầu tiên của quá trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi CBTD tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và quyết định cho vay. Tuỳ theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau.

- Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng tín dụng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.

- Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Một điều không may là khâu quan trọng này là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm phải sai lầm nhất. Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định

cho vay ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề: (1) Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, (2) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. Nếu chấp thuận cho vay, CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời trong đó giải thích lý do cho khách hàng không được vay.

- Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. + Phân tích các BCTC của khách hàng theo định kỳ.

+ Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ.

+ Kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.

+ Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay.

+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng: có thể xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn. Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý:

+ Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

+ Tái xét hợp đồng tín dụng: Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.

+ Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Trong trường hợp này hai bên ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)