3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng CSXH Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ-ĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH, là đơn vị thành viên của Ngân hàng CSXH Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 08/4/2003 với chức năng, nhiệm vụ được giao; nhận bàn giao toàn bộ nguồn vốn, dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, nhận vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện, từ các chủ dự án, các tổ chức cá nhân và huy động vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Ngân hàng CSXH đi vào hoạt động đánh dấu sự ra đời của loại hình ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán. Qua hơn 15 năm hoạt động được sự chỉ đạo sâu sát của Ngân hàng CSXH Việt Nam; của Tỉnh ủy, UBND, BĐD các cấp; sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu đời sống của nhân dân, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng.
Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị có 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ tỉnh và 9 PGD Ngân hàng CSXH huyện, thị xã trực thuộc, đến nay tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh là 126 người, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng
lực, phẩm chất tốt, tâm huyết với ngành, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tại Hội sở tỉnh 31 cán bộ và bình quân tại mỗi PGD từ 9 đến 11 cán bộ, với trình độ thạc sỹ 14 người chiếm 11,2% trên tổng số CBVC; đại học 84 người chiếm 66,3% trên tổng số CBVC, cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp 07 người chiếm 5,6% trên tổng số CBVC; cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị 12 người chiếm 9,6%, trung cấp lý luận chính trị 14 người chiếm 11,2%.