3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.3.2. Kết quả đánh giá
2.3.2.1. Về môi trường kiểm soát
Cơ chế ủy thác từng phần qua các TCCT-XH vừa hình thành kênh dẫn vốn tới các Tổ TK&VV đang hoạt động ở các thôn, ấp, bản, làng do các TCCT-XH thành lập để đảm bảo vốn đến tận tay người vay, vừa kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng vốn vay với hướng dẫn sản xuất, đồng thời sử dụng sức ép của những thành viên trong Tổ TK&VV thay thế cho tài sản thế chấp vì các thành viên không muốn bỏ rơi các thành viên khác trong tổ hoặc không muốn phải chịu bất kì hình phạt nào vì sự chậm trả nên đã phát huy được cơ chế dân chủ hóa, xã hội hóa ở cơ sở đố với tín dụng chính sách. Trong các công đoạn ủy thác có ủy thác cho các tổ chức hội đôn đốc người vay trả gốc và trả lãi đúng hạn. Do đó khi nợ có vấn đề xảy ra thì Ngân hàng CSXH thuận lợi hơn các ngân hàng khác là có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các tổ chức hội. Do Ngân hàng CSXH có mạng lưới Tổ TK&VV rộng khắp các thôn, xóm, nên khi
người vay vốn có dấu hiệu bất thường thì các tổ trưởng đều thông báo ngay cho ngân hàng thông qua CBTD để phối hợp cùng ngân hàng tìm cách tháo gỡ nhằm thu hồi vốn. Nếu người vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ, cho vay bổ sung hoặc đặc biệt có thể cho khoanh nợ xoá nợ theo hướng dẫn của Chính phủ, trường hợp rủi ro do nguyên nhân chủ quan ngân hàng phải phối hợp với Tổ TK&VV, các HĐT và chính quyền địa phương cùng đôn đốc để thu nợ với biện pháp tối ưu đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời tạo cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường.
Qua kết quả khảo sát ta thấy Ban Giám đốc là những người có trình độ cao và sâu rộng về các lĩnh vực và bề dày kinh nghiệm về mọi mặt nên thường xuyên xác định, đo lường, giám sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng thường mắc phải. Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng của Chi nhánh cho Ban Giám đốc và tùy theo mức độ vi phạm, lãnh đạo chi nhánh sẽ xử lý nghiêm và dứt điểm. Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống dưới, không ai nắm toàn bộ quyền quyết định, nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên không mâu thuẩn với trách nhiệm và không trùng lắp với người khác, vị trí khác tạo ra tính độc lập trong công việc và nâng cao khả năng kiểm soát, giám sát lẫn nhau. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn giao chỉ tiêu tín dụng cho từng đơn vị, các đơn vị triển khai cho vay, thu nợ, thu lãi và báo cáo kết quả thường xuyên qua điện báo, cân đối hàng ngày.
Tuy nhiên số lượng cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng chưa đáp ứng tốt mức độ công việc và quy mô của Chi nhánh. Mặc dù cơ cấu tổ chức đã có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận nhưng vẫn bị chồng chéo và tồn tại nhiều lỗ hỏng khó kiểm soát. Khi tổ trưởng tín dụng hoặc phó giám đốc kiêm nhiệm phụ trách xã thì một cán bộ cùng lúc đảm nhiệm nhiều công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi trình lên lãnh đạo để kí quyết định giải ngân. Như vậy quyết định cho vay không khách quan, khó khăn trong nhận diện rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa
Bảng 2.11. Đánh giá về môi trường kiểm tra kiểm soát
STT Chỉ tiêu GTTB Tỷ lệ đánh giá (%)
1 2 3 4 5
1 BGĐ thường xuyên xác định, đolường, giám sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng mắc phải
3,78 0 14 24 32 30
2 Quyền lực được phân chia đều từtrên xuống, không ai nắm toàn bộ quyền quyết địnH
3,98 0 10 22 28 40
3
Giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, các đơn vị độc lập kinh doanh và báo cáo kết quả thường xuyên thông qua các báo cáo
4,34 0 0 14 38 48
4
Gian lận khi được phát hiện BGĐ xử lý nghiêm, dứt điểm và luôn tìm mọi
biện pháp ngăn chặn gian lận 3,14 10 18 26 40 6 5 Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung cấpđầy đủ thông tin cho BGĐ 3,00 10 24 28 32 6 6 Tất cả nhân viên đều hiểu tráchnhiệm và nhiệm vụ của mình và tự
nguyện tuân theo
3,16 14 14 26 34 12
7 BGĐ có trình độ cao, sâu rộng vềcác lĩnh vực và bề dày kinh nhiệm phù hợp với nhiệm vụ
3,78 0 28 0 38 34
8
Cơ cấu tổ chức có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, đảm bảo không bị chồng chéo, lỗ hổng, có kiểm soát lẫn nhau
2,6 16 32 28 24 0
9 Số lượng cán bộ đáp ứng tốt mức độcông việc và qui mô doanh nghiệp 2,64 14 36 28 16 6 10 Nhiệm vụ, công việc không trùnglặp với người khác, vị trí khác 3,10 10 20 24 42 4 11
Nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên không mâu thuẫn với
trách nhiệm 3,70 6 14 12 40 28
2.3.2.2. Đánh giá về cán bộ thực hiện nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát tín dụng
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngày càng được chú trọng: Các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp thông qua Bộ quy chuẩn, quy định về phong cách và không gian làm việc, qua đó Ban lãnh đạo và nhân viên đều được đánh giá theo các chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Định kỳ hàng năm việc đánh giá tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ứng xử của các nhân viên được xem xét trong việc bình bầu các danh hiệu thi đua hàng năm.
Việc tuyển dụng được chuẩn bị cẩn thận từ tiêu chuẩn tuyển dụng và cách thức thi tuyển. Các CBTD được lựa chọn là các ứng viên giỏi có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Đối với tất cả các CBTD mới đều được trải qua các khóa đào tạo nhân viên mới dành riêng cho hoạt động tín dụng do trung tâm đào tạo tổ chức nhằm hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp, quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử VBSP; nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng làm việc, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Từ khi thành lập năm 2003 đến nay Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng và các cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác. Hàng năm ngân hàng đều tổ chức tập huấn cho cán bộ theo từng chuyên đề: chuyên đề tín dụng, kế toán, tin học. Tối thiểu 01 năm một lần ngân hàng tổ chức tập huấn cho cán bộ tổ chức hội, cho đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV về các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh như tổ chức thu lãi tháng, huy động tiết kiệm tổ, phát hành biên lai thu lãi, ... (100% tổ trưởng tổ TK&VV được hỏi đều đồng tình). Đồng thời ban lãnh đạo chi nhánh cũng chỉ đạo các phòng giao dịch huyện và văn phòng tổ chức và duy trì họp giao ban đều đặn vào tất cả các ngày giao dịch tại xã, thông qua đó để tuyên truyền chủ trương chính sách và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ trưởng và cán bộ hội các cấp (100% tổ trưởng đồng ý).
Từ năm 2008, Ngân hàng CSXH Việt Nam có thành lập trung tâm đào tạo, hàng năm trung tâm này đều tổ chức các khóa đào tạo nâng cao và Ngân hàng
CSXH tỉnh đều cử cán bộ tham gia như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, đào tạo chuyên môn tín dụng, kế toán, tin học nâng cao và đào tạo cho cán bộ mới vào ngành. Ngoài ra, chi nhánh cũng cử cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ như học thạc sĩ, học đại học tại chức và học các chứng chỉ về nghiệp vụ ngân hàng. Thông qua nhiều hình thức đào tạo, đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ đã được nâng cao góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh.
Thực hiện luân chuyển công việc hoặc địa bàn quản lý của cán bộ, đặc biệt là CBTD để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập lâu dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những công việc khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.
Xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng và hiệu quả công việc. Mỗi quý, năm đều đề ra các chỉ tiêu thi đua và chấm điểm hợp lý cho từng cá nhân, tập thể bình xét công khai khen thưởng kịp thời tạo động lực cho cán bộ. Sau mỗi đợt thi đua hội đồng thi đua khen thưởng đều tổ chức họp tổng kết, kiểm điểm, đánh giá để kịp thời chỉnh sửa tiêu chí chấm điểm, chỉ tiêu, cách thức ... và rút kinh nghiệm cho các đợt thi đua trong tương lai.
Tuy nhiên, chưa văn bản hóa đầy đủ các quy trình hoạt động và phân công trách nhiệm. Đa số các văn bản được ban hành về các quy trình nghiệp vụ chính nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, công việc của nhân viên, đặc biệt là quy định nhiệm vụ tạm thời cho nhân viên làm thay nhân viên nghỉ phép hay nghỉ việc vì thế nhân viên không có cơ sở thực hiện tốt công việc, khó nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đào tạo cán bộ được chú trọng nhưng chưa quản lý đến từng nhân viên. Chưa xây dựng bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên mà mới chỉ tổng hợp nhu cầu đào tạo từ nhân viên đăng kí nên đôi khi một nhân viên đào tạo lặp lại một nghiệp vụ, một nội dung. Tính sáng tạo chưa được đề cao và phổ cập sâu rộng đến toàn thể cán bộ. Có đề ra tiêu chuẩn khen thưởng cho các sáng kiến nhưng để được công nhận thì thủ tục phức tạp, đa số các sáng kiến là ở lãnh đạo các cấp và bộ phận tin học còn đa số cán bộ không quan tâm.
Bảng 2.12. Đánh giá về cán bộ nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát
STT Chỉ tiêu GTTB Tỷ lệ đánh giá (%)
1 2 3 4 5
1 Tất cả công việc đều có bảng mô tảrõ ràng, chi tiết 2,56 24 26 20 30 0 2 Mỗi vị trí công việc đều quy địnhkiến thức, kỹ năng cụ thể cần có 3,58 8 6 24 44 18 3 Việc bố trí cán bộ tại mỗi chức danh,nhiệm vụ hoàn toàn hợp lý 3,58 4 12 22 46 16 4 Luôn thực hiện tuyển dụng nhânviên theo quy chế 4,00 0 8 14 48 30 5 Chương trình đào tạo được xây dựngcho từng cấp bậc nhân viên 2,42 0 70 18 12 0 6 Thực hiện việc đào tạo cho nhânviên theo chương trình đào tạo 3,96 0 4 26 40 30 7 Lập bảng theo dõi đào tạo cho từngnhân viên 2,52 18 30 34 18 0 8 Thường xuyên tự tổ chức cập nhậtkiến thức cho cán bộ 3,12 0 14 16 18 28 9 Định kỳ thực hiện đánh giá nhânviên theo tiêu chí 3,98 0 10 12 42 34 10 Chính sách khen, thưởng, kỷ luật vàviệc bình xét rõ ràng, công khai 3,34 4 22 22 40 12 11 Có tiêu chí cụ thể bổ nhiệm từngchức danh 4,00 0 14 0 58 28 12 Khuyến khích nhân viên sáng tạo 2,52 18 40 16 24 2 13 Thường xuyên kiểm tra kiến thứccán bộ định kỳ 1,98 34 44 12 10 0 14 Phẩm chất đạo đức là yếu tố đượccoi trọng khi đánh giá, quy hoạch
cán bộ trong ngân hàng
3,16 14 28 10 24 24 15 Đạo đức nhân viên giảm sút là dokhông có chế tài xử lý chặt chẽ 3,64 0 16 30 28 26 16
Ban giám đốc có thiết lập văn hóa kiểm soát và làm cho nhân viên thấy
rõ tầm quan trọng của KSNB 2,38 18 44 20 18 0 17 Nhân viên hiểu vai trò của mìnhtrong quá trình kiểm soát nội bộ và
2.3.2.3. Đánh giá về hoạt động kiểm tra kiểm soát
Quy chế kiểm soát tín dụng ngày càng chặt chẽ đã hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tác nghiệp. Hiện tại, VBSP quản lý rủi ro tác nghiệp bằng một số biện pháp nội bộ như kiểm tra hai tay trên nhiều mảng, phân lập trách nhiệm, phân cấp quyền truy cập, hạn chế quyền sử dụng của các user để kiểm soát việc đăng nhập, duyệt giao dịch nhiều tầng,… để đảm bảo bảo mật thông tin của ngân hàng và khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng tài sản của ngân hàng sai mục đích.
Bảng 2.13. Đánh giá về hoạt động kiểm tra kiểm soát
STT Chỉ tiêu GTTB Tỷ lệ đánh giá (%)
1 2 3 4 5
1
Các chốt kiểm soát trong quy trình tín dụng hoàn toàn đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, ủy quyền
3,44 6 20 16 40 18
2 Các hoạt động tín dụng đều theo
nguyên tắc hai tay 3,34 10 12 22 46 10
3 Giữa các cán bộ tín dụng thực hiện
kiểm tra chéo 1,60 62 20 14 4 0
4 Tuân thủ quy trình, thủ tục KS 3,66 0 16 22 42 20 5 Thực hiện kiểm soát việc truy cập
phần mềm hoạt động 3,82 0 8 26 42 24
6
Hạn chế quyền sử dụng của các user để kiểm soát việc đăng nhập và thực hiện các phần hành nghiệp vụ
4,82 0 0 6 6 88
7
Cơ cấu KS được thiết lập theo các mức hoạt động và diễn ra trong các hoạt động hàng ngày
4,00 0 8 18 40 34
8 Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
được nêu cụ thể, chi tiết 3,00 14 20 18 48 0
Việc thiết lập các nút kiểm soát trong quy trình tín dụng khá hợp lý, có tác dụng ngăn ngừa gian lận thông qua việc kiểm duyệt của kiểm soát viên ở hầu hết các chốt kiểm soát quan trọng: quyết định cho vay, quyết định giải ngân, quyết định gia hạn nợ và quyết định tất toán khoản vay. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ được nêu khá cụ thể, chi tiết.
Sau những vụ xâm tiêu tín dụng, cán bộ ngân hàng lạm dụng quyền hạn làm thất thoát vốn vay hay những kẻ hở tạo cơ hội cho việc lợi dụng chiếm đoạt vốn ở Ngân hàng CSXH các tỉnh thì nguyên nhân chủ yếu đều do không tuân thủ quy trình, thủ tục gây ra. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm quy trình, thủ tục Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị luôn bắt buộc nhân viên phải tuân thủ quy trình bằng cách đưa ra những hình thức kỷ luật cao, sử dụng camera giám sát tại trung tâm và điểm giao dịch xã… Với các biện pháp này đã góp phần khiến cho việc tuân thủ quy trình tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên việc kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng vẫn chưa được thực hiện rộng rãi nên nhiều sai sót trong công tác tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra.
2.3.2.4. Đánh giá về công tác truyền thông trong kiểm tra kiểm soát tín dụng
Với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, VBSP đã thiết lập được hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; mạng lưới thông suốt trong nội bộ hệ thống cho phép các đơn vị có thể trao đổi, thu thập dữ liệu, phân tích mức độ tín nhiệm vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm bớt rủi ro.
Với hệ thống thông tin quản lý, mạng máy tính được củng cố, nâng cấp cả về công suất và chất lượng truyền tin là một hỗ trợ rất lớn đối với việc cải tiến công tác thông tin báo cáo, thống kê giữa VBSP và NHNN, giữa các phòng giao dịch với chi nhánh và hội sở giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống được nhanh nhạy, chính xác và kịp thời hơn.
Công tác tuyên truyền hoạt động cho Ngân hàng CSXH: Phối hợp đài truyền