Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 52 - 56)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị hiện đang thực hiện cho vay theo hai hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác bán phần. Trong đó việc cho vay trực tiếp

chỉ áp dụng đối với cho vay giải quyết việc làm có tài sản thế chấp, cho vay ký quỹ Hàn Quốc chiếm tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 3-4%). Các chương trình tín dụng khác đều thực hiện cho vay ủy thác bán phần thông qua các TCCT-XH. Kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng ở hai hình thức cho vay có sự khác nhau, bài viết chỉ đề cập đến cho vay theo hình thức ủy thác bán phần là đặc trưng của Ngân hàng CSXH. Cơ sở để Ngân hàng CSXH thực hiện ủy thác cho TCCT-XH các cấp là văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tại Ngân hàng CSXH cấp Trung ương, Tổng Giám đốc trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận với các tổ chức Hội cấp trung ương. Tại Ngân hàng CSXH cấp tỉnh Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh ký kết văn bản liên tịch với tổ chức HĐT cấp tỉnh về ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tại Ngân hàng CSXH cấp huyện Giám đốc các Phòng Giao dịch ký các loại văn bản sau: Văn bản liên tịch với tổ chức HĐT cấp huyện về ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hợp đồng ủy thác với tổ chức HĐT cấp xã về nội dung ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hợp đồng ủy nhiệm với Tổ TK&VV. Các hộ gia đình muốn tham gia vay vốn phải là thành viên Tổ TK&VV và chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ. Trong quy trình cho vay vốn của Ngân hàng CSXH các TCCT-XH thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:

(1) Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

(2) Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để tổ thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH.

(3) Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho Ngân hàng CSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

(4) Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng CSXH. Định hoặc đột xuất theo yêu cầu của ngân hàng, phối hợp cùng Ngân hàng CSXH tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

(5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của TCCT-XH cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ì, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

(6) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Hỗ trợ và góp phần không nhỏ trong hoạt động tín dụng chính sách là BXĐGN xã (gồm: Bí thư Đảng ủy hoặc Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Ban thường trực, thành viên bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Lãnh đạo các Tổ chức đoàn thể cơ sở), trưởng thôn. Ban giảm nghèo cấp xã: Tư vấn giúp Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND cấp xã tổ chức thực hiện chương

trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã. Làm cầu nối để truyền tải chủ trương, chính sách, nguồn vốn đến người nghèo tại cơ sở. Trưởng thôn phối hợp với Ngân hàng CSXH để phổ biến, triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, tham gia quản lý Tổ TK&VV, quản lý vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

Quy trình tín dụng khép kín gồm nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Qua quy trình cho vay ủy thác nhận thấy các chốt kiểm soát được đặt ở các điểm sau:

- Khi hộ vay đề nghị vay vốn, tổ trưởng Tổ TK&VV chức họp kết nạp, bình xét có sự tham gia chứng kiến, giám sát của trưởng thôn, HĐT xã. Sau khi được UBND xã phê duyệt thì gửi hồ sơ cho CBTD.

- CBTD kiểm tra tính pháp lý, hạn mức, mục đích, đối tượng vay, tiêu chuẩn vay,… căn cứ vào kết quả bình xét trên danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn (MS03/TD) của tổ trưởng Tổ TK&VV, BXĐGN, UBND xã và đối chiếu danh sách hộ nghèo, cận nghèo do phòng Lao động – thương binh xã hội lưu giữ, hạn mức quy định của Ngân hàng CSXH. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì đăng ký thông tin khách hàng để kiểm tra việc trùng lặp và chuyển tổ trưởng tổ tín dụng kiểm soát, chuyển Giám đốc ký duyệt. Sau khi được giám đốc duyệt thì nhận lại hồ sơ và đăng nhập thông tin khoản vay vào chương trình Intellect và chuyển toàn bộ hồ sơ sang kế toán.

- Cán bộ kế toán phụ trách xã kiểm tra lại hồ sơ về tính pháp lý và đối chiếu một số thông tin cơ bản lập danh sách phê duyệt giải ngân trình trưởng kế toán, giám đốc ký duyệt và giao lại danh sách cùng hồ sơ cho vay cho CBTD phụ trách để giải ngân tại điểm giao dịch xã. CBTD thông báo cho UBND xã, HĐT xã những hộ được vay vốn.

- Tại điểm giao dịch xã, khi hộ vay đến nhận tiền giao dịch viên căn cứ danh sách phê duyệt giải ngân và hồ sơ vay vốn, kiểm tra chứng minh thư, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tạo lập giao dịch chuyển kiểm soát viên tại điểm giao dịch xã (thường là CBTD phụ trách xã - người nhận hồ sơ vay vốn). Kiểm soát viên in phiếu chi chuyển trả giao dịch viên chi tiền. Việc chi tiền có sự chứng kiến của HĐT xã, tổ trưởng Tổ TK&VV.

- Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận tiền vay, HĐT xã phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng và gửi danh sách kiểm tra cho CBTD phụ trách xã.

- Tổ trưởng Tổ TK&VV định kỳ hàng tháng đến nhà hộ vay thu lãi và thu tiền gửi tiết kiệm để nộp cho ngân hàng CSXH vào ngày giao dịch xã cố định. Khi đến hạn trả nợ Ngân hàng CSXH sẽ thông báo cho tổ trưởng trước đó ít nhất 01 tháng để tổ trưởng thông báo cho hộ vay lên trả nợ tại điểm giao dịch tại xã theo lịch cố định.

- Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có thể được kiểm tra việc sử dụng vốn vay do cán bộ Ngân hàng CSXH, cán bộ HĐT cấp tỉnh, huyện, xã, Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện thực hiện.

Như vậy trong toàn bộ quá trình vay vốn, Ngân hàng CSXH chỉ kiểm tra được tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn còn lại toàn bộ việc lựa chọn đối tượng, thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn do HĐT xã thực hiện. Ngân hàng CSXH chỉ kiểm tra thực tế tận hộ vay thông qua các chương trình kiểm toán nội bộ hoặc phối hợp kiểm tra cùng Ban đại diện HĐQT, HĐT các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)