Hệ thống kiểm soát nội bộ theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 25 - 27)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN

- Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

+ Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy

định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

- Điều 40 - Luật các TCTD số 47/2010/QH12: “Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ”.

Như vậy, hệ thống cơ chế kiểm tra nội bộ là một hình thức kiểm tra được cài đặt ngay trong quy trình nghiệp vụ được thực hiện bởi những nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị giao dịch trực tiếp với khách hàng và tất cả những ai tham gia vào quá trình xử lý nghiệp vụ, được thực hiện bởi các lãnh đạo cao cấp. Và kiểm toán nội bộ là hình thức kiểm tra nằm ngoài quy trình nghiệp vụ, được thực hiện bởi những người độc lập với quy trình nghiệp vụ và không chịu trách nhiệm về quy trình nghiệp vụ đó, đó là những kiểm toán viên nội bộ.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD được thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, chính sách lớn của TCTD, thông qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau đây:

+ Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, có hiệu quả;

Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;

+ Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. - Theo hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 về hoạt động KSNB của TCTD quy định trong Luật các TCTD năm 2010 hệ thống KSNB phải đảm bảo 09 nguyên tắc cơ bản sau:

+ Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp;

+ Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ;

+ Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau;

+ Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong TCTD; + Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập;

+ Bảo đảm cán bộ, nhân viên của TCTD đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ liên quan;

+ Phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp;

+ Cá nhân, bộ phận ở các cấp của TCTD phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao;

Phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)