3.2.4.1 Mục tiêu
Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ quá trình thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực được huy động. Tránh thất thoát, lãng phí, tránh nợ đọng nguồn vốn xây dựng cơ bản.
3.2.4.2 Nội dung
Việc phân bổ VĐT cho các công trình, nội dung trong XDNTM còn chưa hợp lý, phê duyệt quá nhiều dự án làm cho nhiều công trình, hạng mục thực hiện dở dang kéo dài, gây lãng phí các nguồn vốn đã huy động cho chương trình. Vì vậy, các địa phương có các công trình đang dở dang, phối hợp các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khao các công trình này, bổ sung danh mục và bố trí VĐT đối với công trình mới phù hợp với năng lực tài chính địa phương. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được để tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực được cấp. Tuy nhiên, khi đưa ra các quy định về sử dụng vốn ở địa phương phải phù hợp với thực tế, không áp dụng hướng dẫn của cấp trên một cách máy móc, dập khuôn.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ TW trực tiếp cho chương trình theo kế hoạch để thuận tiện trong việc sử dụng, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu xác định chủ trương đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; xác định thứ tự ưu tiên đối với từng công trình, tiêu chí và ưu tiên cho các xã về đích trong thời kỳ đến năm 2020.
Thứ hai, giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong XDNTM là một gánh nặng đối với các địa phương trong vùng. Thực tế ở các địa phương xảy ra tình trạng này là do việc xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các công trìn không sát với thực tế địa phương, mà áp dụng dập khuôn của các đơn vị khác; phê duyệt các công trình thực hiện dàn trải, nhiều so với năng lực vốn ở địa phương…
Để khắc phục tình trạng này, UBND các cấp phải xây dựng dược kế hoạch chi tiết, xác định rõ việc nào dân làm, việc nào nhà nước hỗ trợ, việc nào nhà nước làm; công tác phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai chương trình. Xây dựng kế hoạch phải bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương, nguyện vọng của người dân, tránh tình trạng chỉnh hạng mục, quy mô công trình.
Để có thể đảm bảo được chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ xây dựng, các đối tượng tham gia quản lý và thực hiện dự án phải thực hiện đẩy đủ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình. Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát nâng cao chất lượng công tác xây dựng, vấn đề kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng tiến độ, đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành cũng là một nhân tố góp phần hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc trực tiếp kiểm soát và thanh toán các khoản vốn đầu tư, kiên quyết từ chối thanh toàn vốn cho phần khối lượng hoàn thành ngoài kế hoạch mà không có lý do phù hợp với thực tế.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã nêu rõ định hướng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn nói chung và định hướng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trên căn cứ đó, tác giả đã đề xuất 04 giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư
Giải pháp 2: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Giải pháp 3: Tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
Giải pháp 4: Các giải pháp sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Các giải pháp trên có sự liên quan đến nhau và đòi hỏi trong quá trình thực hiện, để tăng cường hiệu quả của thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND các cấp của tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp trên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai rộng khắp trên cả nước trong hơn 05 năm qua. Đây là chương trình đầu tiên mà người dân được tham gia xuyên suốt các nội dung của chương trình. Cho đến thời điểm này, chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, giúp cải thiện diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế nhất định và có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình. Một trong những nguyên nhân đó là hiệu quả của công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư là một trong ba nguồn lực cơ bản của xã hội. Việc thu hút, huy động vốn đầu tư đầy đủ, kịp thời và quản lý, sử dụng hợp lý vốn đầu tư là một trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Thứ hai, kết quả phân tích của luận văn về thực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy: chương trình đã huy động được một khối lượng vốn đầu tư tương đối lớn cho xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nguồn từ ngân sách nhà nước, tỉnh đã thu hút được sự tham gia đóng góp của nhiều đối tượng khác nhau.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những mặt mạnh, mặt hạn chế, luận văn đã đề xuất bốn giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đó là: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư. (2) Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (3) Tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. (4) Các giải pháp sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện xây dựng nông thôn mới.
2. Kiến nghị
Để huy động vốn bền vững cho xây dựng NTM ở các giai đoạn tiếp theo, thời gian tới, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương một số nội dung như sau:
Một là, quy định về vốn và nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Hiện nay, có nhiều chính sách huy động vốn từ NSNN cho xây dựng Chương trình NTM đã được ban hành như: Cơ chế phân cấp NSNN giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư và chi thường xuyên từ NSNN; hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp thông qua cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế…
Trong các quy định về vốn NSNN đầu tư cho NTM chưa có quy định pháp lý phân định rõ nguồn kinh phí thuộc nội dung chi thường xuyên, chi đầu tư do NSNN phải bảo đảm và nguồn kinh phí NSNN đầu tư vốn phải thu hồi theo đúng bản chất vốn đầu tư.
Cụ thể, trong 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cần quy định tiêu chí, nội dung nào được NSNN bảo đảm kinh phí thực hiện, tiêu chí, nội dung nào trong bộ tiêu chí do NSNN đầu tư vốn và phải thu hồi. Từ đó, xây dựng quy chế pháp lý cho việc phân định nguồn vốn NSNN đầu tư cho chương trình xây dựng NTM.
Hai là, quy định pháp lý về vay nợ và giải quyết nợ công trong huy động vốn đầu tư xây dựng NTM. Theo Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nợ đọng xây dựng NTM là vấn đề nổi lên trong giai đoạn 2010-2015. Với 53/63 tỉnh, thành có nợ đọng với số tiền khoảng 15.277 tỷ đồng, chủ yếu là nợ đọng xây dựng cơ bản và câu hỏi “tiền đâu ra để trả nợ”còn chưa được giải quyết.
Luật Đầu tư công quy định, không cho phép thanh toán nợ đọng, nhiều địa phương có vốn nhưng không được thanh toán do vướng luật thì cơ sở nào để thanh toán nguồn vốn nợ đọng xây dựng NTM? Trường hợp dùng ngân sách (từ nguồn trái phiếu chính phủ, từ đầu tư công) để bù vào khoản nợ vay xây dựng NTM của các xã, huyện cần phải xem xét cơ sở pháp lý và sự công bằng giữa các địa phương.
Để giải quyết được vấn đề này, cần nghiên cứu ban hành quy định pháp lý về vay vốn đầu tư xây dựng NTM và giải quyết nợ đọng xây dựng NTM, hạn chế nợ công, chấm dứt tình trạng các địa phương thiếu kinh phí nhưng vẫn chạy theo phong trào làm NTM bằng cách đi vay nợ để đạt thành tích.
Ba là, quy định huy động vốn của các DN đầu tư xây dựng NTM. Vốn đầu tư từ DN và các nhà đầu tư là nguồn quan trọng và cần thiết trong xây dựng NTM. Do đó, cần phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tạo ra nhiều DN trong lĩnh vực này.
Đầu tư của DN vào phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho xây dựng NTM. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế pháp lý thu hút đầu tư của DN vào nông nghiệp nhưng hướng tới lợi ích của NTM; Ban hành Nghị định về phát triển DN trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật DN, các luật thuế, tín dụng... tiến tới nâng cấp lên thành luật về phát triển DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho việc thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Anh - Văn Lợi (2011), Xây dựng nông thôn mới: Bài học và kinh nghiệm từ Trung Quốc, Báo Nông thôn mới số 27, năm 2011.
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Công văn số 8726/BNN-VPĐP về giải pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
[3] Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
[4] Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về việc Bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
[5] Nguyễn Sinh Cúc (2013), Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới sau hai năm thí điểm, Tạp chí cộng sản, số 28 năm 2013.
[6] Chính phủ, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2002 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2002 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
[7] Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
[8] Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-Cp ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
[9] Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
[10] Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2011), Nghị quyết số 53/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015.
[11] Nguyễn Hoàng Hà (2014), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
[12] Đoàn Thị Hà (2017), Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt
Nam, luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
[13] Trương Thị Bích Huệ (2015), Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh.
[14] Hoàng Văn Hoan (2014), Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc nước ta hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
[15] Nguyễn Thành Lợi (2012), Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Cộng sản năm 2012.
[16] Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. [17] Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
[18] Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. [19] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
[20] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 về bổ sung cơ chế đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
[21] UBND tỉnh Lạng Sơn (2007), Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 24/4/2007 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
[22] UBND tỉnh Lạng Sơn (2011), Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
[23] UBND tỉnh Lạng Sơn (2014), Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
[24] UBND tỉnh Lạng Sơn (2013), Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 18/02/2013, Kế hoạch phát triển giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
[25] UBND tỉnh Lạng Sơn (2014), Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 phê duyệt Thiết kế mẫu mặt đường bê tông xi măng phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn.
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Để có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khoa học “Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, rất mong ông/bà cho ý kiến trả lời của mình theo những câu hỏi dưới đây.
Câu trả lời của ông/bà có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu và sự thành công của đề tài. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hay sai. Tất cả số liệu điều tra, ý kiến trả lời của ông/bà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ bí mật.
Ông/bà vui lòng đánh dấu (x) vào ô trả lời thể hiện mức độ đồng ý của mình đối với từng câu.
Câu 1: Ông/bà đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
TT Nội dung