Trong năm 2018, Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tiếp tục được đẩy mạnh, đã hình thành một số hình thức tổ chức sản xuất mới, mô hình sản xuất hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Xây dựng NTM đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực hơn những năm trước; nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và người dân đã có nhiều thay đổi, chủ động, tích cực hơn và có nhiều đổi mới trong triển khai thực hiện, nhất là đối với 05 xã đặc biệt khó khăn được lựa chọn để tập trung chỉ đạo. UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách mới về hỗ trợ, phân cấp quản lý và huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng phương án và triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn NTM.
Thực hiện Quyết định số Quyết định số 1600/QĐ-TTg 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các Bộ, ngành, Trung ương. Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày
28/2/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc áp dụng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện xây dựng CTGT thuộc chương trình NTM đồng nghĩa với việc tỉnh phải thực hiện tốt tiêu chí số 2 - Về Giao thông.
Trên cơ sở Quyết định của Thủ Tướng chính phủ, Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM được thành lập từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình NTM tỉnh Lạng Sơn
(Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn)
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố đã thực hiện việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện. Bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp tiếp tục được duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động với vị trí, chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-
VP. Điều phối TW VP. Điều phối cấp huyện, thành phố BCĐ cấp tỉnh BCĐ cấp huyện, thành phố BCĐ, BQL cấp xã BPT thôn
2020 về quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tại cấp xã: 207/207 xã đã bố trí công chức làm nhiệm vụ chuyên trách về nông thôn mới.
Kết quả thực hiện
Lạng Sơn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dưng nông thôn mới với tổng số xã là 207 xã. Ngay từ năm 2011 là năm đầu triển khai, toàn tỉnh có 01 xã đạt 10 tiêu chí; có 22 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; có 129 xã đạt từ 1 - 4 tiêu chí; có 55 xã không đạt tiêu chí nào. Bình quân 01 xã trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt 2,57 tiêu chí. Các tiêu chí khó như: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở, môi trường, thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo, bảo hiểm y tế… hầu hết các xã đều chưa đạt. Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình, với sự quyết tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tạo được những sự chuyển biến tích cực, cụ thể:
Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể; đời sống của dân cư nông thôn từng bước được cải thiện, nâng cao; công tác huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân.
Kết quả tổng hợp số tiêu chí bình quân/xã hết năm 2017 đạt 8,65 tiêu chí/xã, tăng 1,45 tiêu chí so với đầu năm 2017, giảm 36 xã dưới 5 tiêu chí (từ 46 xã xuống còn 10 xã). Cụ thể:
- Số xã đạt 19 tiêu chí có 36/207 xã, chiếm 17,39%; - Số xã đạt 15-18 tiêu chí: 02/207 xã, chiếm 0,97%; - Số xã đạt 10-14 tiêu chí có 14/207 xã, chiếm 6,76%; - Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí có 145/207 xã chiếm 70,05%; - Số xã đạt dưới 5 tiêu chí còn 10/207 xã chiếm 4,83%.
Số xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 là 48/207 xã, Thành phố Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới.
Triển khai thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã ban hành Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, khối phố; sân tập thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
2.1.4 Công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới
Xác định công tác phát triển giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức triển khai đến từng cơ quan, đơn vị, địa bàn; đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã tạo được sự đồng thuận cao về nhận thức và hành động; tập trung chỉ đạo thực hiện vận động nhân dân đóng góp công sức, vật liệu kết hợp với huy động các nguồn lực khác cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn; xây dựng các chương trình dự án cụ thể, bổ sung hoàn chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển giao thông nông thôn. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo về phát triển giao thông nông thôn.
Công tác phát triển đường giao thông nông trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Nhiều tuyến đường đã được cải tạo, nâng cấp, mặt đường rải đá nhựa, bê tông xi măng đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đến hết năm 2017, đạt 91,6% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa (207 xã/ 226 xã, phường, thị trấn) tỷ lệ đường ô tô đến thôn đạt 93,7% (2.178/2.324 thôn). Hệ thống đường huyện gồm 73 tuyến tổng chiều dài 896,6 km, có quy mô từ đường GTNT loại A, B, chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, tỷ lệ cứng hoá đường huyện còn thấp, đạt 33,2%.
Về các công trình cầu: Cầu trên đường xã, đường thôn bản ngõ xóm là 676 cái/ 8.970 mdài (cầu dân sinh). Các cầu dân sinh trên hệ thống đường giao thông nông thôn (đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm) do cộng đồng nhân dân hoặc nhóm hộ gia đình, hộ
gia đình tự đầu tư với mục đích phục vụ nhu cầu đi lại cấp bách của bà con nhân dân, phục vụ cho người, xe máy và các loại xe thô sơ đi lại. Các cầu này gồm các loại cầu như: cầu gỗ; cầu tre; cầu tràn bê tông cốt thép; rọ đá; dầm thép mặt lát gỗ; dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép...
Mặc dù những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư và có sự chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên hệ thống này vẫn đang trong tình trạng nghèo nàn, chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn; nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường.