Định hướng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 94)

thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới

3.1.2.1 Định hướng đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương

trình xây dựng nông thôn mới

 Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Mục tiêu cụ thể:

a) Tiếp tục phấn đấu xây dựng thêm 69 xã (33%) đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn là 104 xã (50%) vào năm 2020.

b) Hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư cơ bản hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã theo chuẩn nông thôn mới (08 tiêu chí về cơ sở hạ tầng).

- Tiếp tục tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới có thu nhập bình quân đầu người đạt trên 35 triệu đồng/người/năm

- Tập trung chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành cơ bản các tiêu chí về văn hóa- xã hội và môi trường.

- Phấn đấu 100% số xã đạt tiêu chí số 18 và 19 trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Cứng hóa thêm được 1.600km mặt đường GTNT các loại, tương ứng mỗi năm cứng hóa được 320km để nâng tổng số mặt đường cứng hóa được là 5380km/13.405km đường GTNT cụ thể như sau:

+ Hệ thống đường trục xã: Phấn đấu tỷ lệ cứng hóa đạt chỉ tiêu chung của cả nước là 50%, tương ứng cần cứng hoá thêm được 484km, nâng chiều dài được cứng hóa đến hết 2020 là 1.330/2.645km.

+ Hệ thống đường trục thôn: Phấn đấu tỷ lệ cứng hóa đạt 45%, tương ứng cần thực hiện cứng hoá thêm được 567km, nâng chiều dài được cứng hóa đến hết 2020 là 1.852/4.117km.

+ Hệ thống đường ngõ xóm: Phấn đấu tỷ lệ cứng hóa đạt 40%, tương ứng cần cứng hoá được 475km đường ngõ xóm, nâng chiều dài được cứng hóa đến hết 2020 là 1.978/4.947km.

+ Hệ thống đường trục chính nội đồng: Rà soát lựa chọn các trục chính phục vụ sản xuất, phấn đấu thực hiện cứng hoá được 74km, nâng chiều dài được cứng hóa lên 200/1.696km, tỷ lệ cứng hóa đạt 12%.

3.1.2.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình nông thôn mới

 Quan điểm thu hút:

a) Đối với đường huyện (đường đến trung tâm xã):

Do đường có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, việc đầu tư chủ yếu bằng ngân sách nhà nước với các hình thức lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các nguồn vốn đầu tư phát triển thông qua các chương trình có mục tiêu của Chính phủ, vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ, vốn của các thành phần kinh tế đầu tư theo các hình thức khác và các nguồn vốn khác. b) Đối với hệ thống đường xã (đường đến thôn, liên thôn):

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; vốn viện trợ phi chính phủ và sự đóng góp của nhân dân;

- Ưu tiên sử dụng vốn Chương trình 135; Chương trình 120 giai đoạn 3 của Chính phủ cho xây dựng đường xã. Tiếp tục đề nghị Uỷ ban dân tộc xem xét bổ sung các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách, bổ sung các huyện nghèo được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (Đình Lập, Bình Gia) để đề nghị Chính phủ tiếp tục nâng mức hỗ trợ đạt tổng số khoảng 300 tỷ đồng/năm;

- Xây dựng cơ chế tiếp tục hỗ trợ xi măng, sử dụng Công trái xi măng để bổ sung cho đầu tư đường xã.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện hiến đất đai, không nhận bồi thường về hoa màu, vật kiến trúc để tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho xây dựng đường xã. c) Đối với đường thôn bản, ngõ xóm:

- Tiếp tục thực hiện theo phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ", trong đó nhân dân đóng góp ngày công lao động, vật tư, tiền vốn, Nhà nước hỗ trợ vật tư kỹ thuật (xi măng, sắt thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn, máy, thiết bị..).

- Nhà nước hỗ trợ bằng vốn từ ngân sách, từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho các xã điểm.

- Hàng năm, các huyện, thành phố bố trí tối thiểu 35% kinh phí được phân bổ theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 29/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh để cung cấp xi măng hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn và bố trí kế hoạch vốn hỗ trợ khác đối với các công trình do nhân dân tự nguyện đóng góp. Ngân sách tỉnh hỗ trợ bổ sung xi măng đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực hiện trong năm cho các địa phương đã thực hiện đạt và vượt số 35% kinh phí nêu trên.

- Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội các cấp tích cực vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia tài trợ cho các công trình hạ tầng giao thông nông thôn;

nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hạ tầng giao thông trong khu vực để xây dựng đường giao thông nông thôn.

d) Huy động vốn cho công tác quản lý và bảo trì:

- Đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã thực hiện theo Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND ngày 15/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn và sử dụng kinh phí được bố trí từ Quỹ bảo trì đường bộ.

- Đối với đường thôn bản, ngõ xóm giao cho thôn, nhóm hộ gia đình tự quản lý và huy động đóng góp công hàng năm để bảo dưỡng, nhà nước chỉ quản lý quy hoạch và hỗ trợ khi đầu tư, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho công tác bảo trì.

 Định hướng công tác thu hút, huy động vốn đầu tư

Thứ nhất, đối với nguồn ngân sách nhà nước:

a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm: Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM; bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có). Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước còn hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu, như: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng, v.v.

b) Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình.

- Các địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách địa phương cho Chương trình, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, tăng cường cho công tác khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực, v.v.

- Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM, nhưng không vượt quá tổng mức vốn đầu tư theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ:

Trong phạm vi chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung huy động nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình đường giao thông đến trung tâm xã (nhất là ưu tiên các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa), kiên cố hóa và nâng cấp đạt chuẩn trường học.

Thứ hai, đối với nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

d) Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn, như chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà…

- Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ, ví dụ như kho hàng, khu trồng rau-hoa công nghệ cao, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại cung cấp giống… - Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…

Thứ ba, đối với nguồn vốn tín dụng

e)Các nguồn vốn tín dụng:

theo chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có);

- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Thứ tư, đối với nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng

- Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; Cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; Cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ…

- Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập.

- Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…( Nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua).

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm huy động nguồn lực của địa phương, của các đơn vị, tổ chức, các tầng lớp dân cư trong và ngoài tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)